Tôi 72 tuổi, 7 năm sống cùng cô con gái duy nhất của mình để rồi ứa nước mắt: Bị coi là máy ATM, lúc ngộ ra tiền phải nằm trong tay mình thì đã muộn!

20/12/2023 12:23 PM | Sống

Nhưng việc chăm sóc người già là một vấn đề mà ai cũng sẽ phải đối mặt, và điều này liên quan đến thể diện và hạnh phúc của chúng ta trong những năm cuối đời. Vì vậy, tôi vẫn muốn chia sẻ một số suy nghĩ từ câu chuyện, hy vọng có thể nhắc nhở các bạn.

Có một câu chuyện đang lan truyền trên MXH Toutiao (Trung Quốc) như sau: 

Ông Cố (Trung Quốc) năm nay đã 72 tuổi, nhận lương hưu hàng tháng là 6.000 nhân dân tệ (khoảng 20 triệu đồng).

Trước đây, khi ông 65 tuổi, con gái ông sinh đứa con thứ hai và không thể chăm sóc được nên nhờ ông đến giúp chăm sóc con.

Ông Cố kết hôn tương đối muộn, ở tuổi 30. Khi con gái được 6 tuổi, vợ ông đã rời bỏ gia đình. Ông vừa là cha, vừa là mẹ, vất vả nuôi con gái khôn lớn. Con gái cũng có cuộc sống thành đạt, học hết đại học, ra trường ở lại tỉnh rồi lấy chồng sinh con.

Nghĩ rằng ở nhà cô đơn, lại chỉ có một cô con gái nên khi con gái nhờ giúp đỡ, ông đã đồng ý mà không cần suy nghĩ. Ở nhà con gái, tuy việc chăm con và nấu nướng rất vất vả nhưng vì có thể nhìn thấy con gái và cháu gái hàng ngày nên ông cảm thấy mọi thứ đều đáng giá. Vì phải tốn tiền mua đồ ăn, nấu nướng và chăm sóc em bé nên con rể sẽ đưa cho ông 10 triệu mỗi tháng để chi trả tiền ăn uống.

Ban đầu, con rể gửi tiền cho ông rất đều đặn, nhưng dần dần mọi chuyện bắt đầu không ổn, hoặc sẽ bị lãng quên hoặc sẽ đưa cho ít hơn. Ông Cố không dám đòi hỏi nhiều hơn từ con rể nên dùng tiền trợ cấp của mình để nuôi gia đình. Sau đó, ông thậm chí trả tiền học phí, các lớp đào tạo và các chi phí khác cho cháu gái.

Chưa dừng lại ở đó, con rể thấy có người mua xe mới, cũng muốn mua nhưng không có đủ tiền trả.

Chưa đầy một năm sau khi thay xe, con rể tôi thấy nhà chật chội, muốn mua nhà lớn hơn nên nhờ ông trợ giúp 200.000 nhân dân tệ (khoảng 685 triệu đồng). Sau khi mua nhà, việc trang trí nội thất vẫn do ông trả tiền. Ông Cố không chịu nổi việc con gái và con rể liên tục "gặm nhấm" nên tức giận trở về quê.

Trong một lần trò chuyện, ông Cố bật khóc uất nghẹn vì cảm thấy bản thân bị vợ chồng con gái bòn rút dần mòn thay vì đáng lẽ phải phụng dưỡng cha già. 

*** 

Câu chuyện này có lẽ chỉ là một ngoại lệ, cá nhân tôi tin rằng hầu hết con cái đều rất hiếu thảo với người lớn tuổi. Nhưng việc chăm sóc người già là một vấn đề mà ai cũng sẽ phải đối mặt, và điều này liên quan đến thể diện và hạnh phúc của chúng ta trong những năm cuối đời.

Vì vậy, tôi vẫn muốn chia sẻ một số suy nghĩ từ câu chuyện trên, hy vọng có thể nhắc nhở các bạn.

Tôi đã 72 tuổi, sống trong nhà của đứa con gái duy nhất của mình được 7 năm và cay đắng nhận ra rằng: bản thân mới chính là chỗ dựa lớn nhất của chính mình - Ảnh 1.

Trước chuyện tiền bạc, tình cảm giữa người thân trong gia đình cũng có thể xấu đi

Nhà văn Tam Mao từng nói: "Phim hài trên đời không cần tiền vẫn có thể xuất hiện, nhưng hầu hết bi kịch trên đời đều không tách khỏi chuyện tiền bạc." Tiền là tấm gương phản chiếu bản chất con người và là "lửa thử vàng" của cảm xúc. Đôi khi, khi đứng trước tiền bạc, tình cảm gia đình sẽ trở nên thực tế và dễ bị tổn thương.

"Hiện tại tôi thực sự rất khốn khổ. Tiền tiết kiệm cả đời đã cạn sạch. Về già tôi phải nuôi sống bản thân như thế nào?" - Bà Quan nói với các phóng viên. Bà Quan, 69 tuổi, vẫn chưa lập gia đình, là con thứ bảy trong gia đình có tám anh chị em.

Khi còn trẻ, bà đi du học học Tiến sĩ. Trong thời gian này, mẹ bà lâm bệnh nặng, vì chữ hiếu nên bà đã hứa với gia đình rằng sẽ chịu một nửa chi phí chữa bệnh. Vì quản lý tài chính không giỏi, lại có người chị thứ ba là giáo viên dạy toán nên các anh chị em trong gia đình đều tin tưởng và giao tiền cấp dưỡng của mẹ cho người chị thứ ba này. Từ khi mẹ bị bệnh cho đến khi bà qua đời, bà Quan đã gửi khoảng hơn 600 triệu đồng về nhà.

Bắt đầu từ năm 2000, vì tin tưởng vào người chị thứ ba, bà cũng đưa tiền tiết kiệm cá nhân của mình cho chị thứ ba như một quỹ hưu trí trong tương lai.

Năm 2015, người chị thứ ba được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột giai đoạn cuối và qua đời ngay sau đó.

Bà Quan ở một mình và muốn mua bảo hiểm y tế cho mình nên đã nhờ người anh rể thứ ba gửi tiền tiết kiệm của mình nhưng anh ta từ chối.

Sau này, khi trở về nước, bà phát hiện gia đình chị ba đã nhiều lần sử dụng tiền tiết kiệm của bà mà không hỏi ý kiến.

Ban đầu, sau khi loại trừ các khoản chi phí khác nhau, lẽ ra bà còn lại vài triệu nhân dân tệ trong tài khoản tiết kiệm, nhưng giờ đây toàn bộ số tiền đã biến mất. Trong cuộc phỏng vấn, bà Quan đã nhiều lần rơi nước mắt: "Đây thực sự là điều tôi không ngờ tới. Tình chị em bao nhiêu năm cứ như vậy không còn nữa."

Tôi từng nghĩ rằng tình cảm gia đình là thứ tình cảm không thể phá vỡ. Nhưng sau này, sau khi biết quá nhiều câu chuyện những người trong gia đình quay lưng lại với nhau, tôi cuối cùng cũng hiểu ra:

Bản chất con người rất phức tạp và tình cảm gia đình có thể xấu đi trước tiền bạc.

Một nguyên tắc thép của cuộc sống đó là tiền phải nằm trong tay bạn.

Tiền tiết kiệm trong tay là cảm giác an toàn lớn nhất và là bảo hiểm cho cuộc sống sau này của chúng ta.

Tôi đã 72 tuổi, sống trong nhà của đứa con gái duy nhất của mình được 7 năm và cay đắng nhận ra rằng: bản thân mới chính là chỗ dựa lớn nhất của chính mình - Ảnh 2.

Bản thân mới là chỗ dựa vững chắc nhất của chính mình

Tình cờ thấy một video không mấy vui vẻ như sau:

Một đêm nọ, một cụ ông 88 tuổi đột nhiên cảm thấy chóng mặt và ngã xuống đất. Vì xung quanh không có người thân nên ông lão chịu đựng cơn đau và nghĩ có lẽ sau một giấc ngủ ông sẽ ổn. Nhưng khi tỉnh dậy vào ngày hôm sau, ông thấy phần eo mình chảy máu, lúc này ông mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề và nhanh chóng gọi xe cấp cứu đến bệnh viện.

Điều đầu tiên bác sĩ nói khi nhìn thấy ông là người thân ông ở đâu? Ông nói bọn trẻ đang ở nước ngoài. Bác sĩ chẩn đoán não ông có vấn đề, yêu cầu ông đến khoa nội để kiểm tra tình hình. Nhưng ông nói: "Cứ sống vậy đi." Ông chỉ muốn chữa lành vết thương ở eo.  

Bác sĩ không còn miễn cưỡng nữa, sắp xếp cho ông kiểm tra phần eo của mình trước. Lúc này, một thanh niên đi tới nói với ông rằng có thể đi cùng ông. Ông liên tục xua tay nói: "Không sao, tôi tự mình làm được." Nhưng thực ra, ông thực sự cần sự bầu bạn và sự hỗ trợ của những người xung quanh, trước sự nài nỉ của đối phương, ông nắm lấy tay chàng trai trẻ và run rẩy bước đi.

Chàng trai đi cùng ông trong quá trình kiểm tra sức khỏe và thanh toán hóa đơn. Ngồi trên ghế bệnh viện, ông lão cuối cùng cũng nói ra suy nghĩ của mình: "Ta có ba cô con gái, có ích gì? Chúng đều đi rồi, đều đã ra nước ngoài." Ông không muốn thêm phiền phức cho con gái nên lựa chọn sống một mình. Hơn mười năm qua, ông một mình nấu nướng, một mình ăn cơm, một mình đón các ngày lễ tết…

Có một câu thoại trong bộ phim truyền hình Thế giới con người: "Có hai loại hiếu: dưỡng khẩu và dưỡng tâm." Chăm sóc cha mẹ về phương diện cơm ăn áo mặc, nhà ở và đi lại của cha mẹ chính là dưỡng khẩu.

Đạt được thành tựu và khiến cha mẹ tự hào, đó là dưỡng tâm.

Là cha mẹ, tất cả chúng ta đều mong muốn con mình đạt được thành công và trở nên xuất sắc.

Vì vậy, người làm cha mẹ luôn cố gắng hết sức để con cái có thể được nhìn thấy một thế giới ngày càng rộng lớn hơn. Nhưng khi thế giới con cái ngày càng rộng lớn, việc trở về nhà lại trở thành một điều xa xỉ.

Có người tốt nghiệp và ở lại các thành phố lớn để làm việc, lập gia đình và sinh con; có người ra nước ngoài học tập và định cư, hiếm khi quay trở về đất nước. Và người duy nhất có thể ở bên bạn mãi mãi có thể chính là người bạn đời của bạn.

Đúng là hầu hết con cái đều muốn hiếu thảo với người lớn. Chỉ là giữa công việc và cuộc sống, giữa cha mẹ và con cái, có quá nhiều điều bất đắc dĩ. Muốn làm tròn chữ hiếu nhưng không thể mất việc, muốn chăm sóc người già nhưng không thể bỏ bê gia đình.

Còn người lớn tuổi, bản thân luôn mang một tâm lý không muốn làm phiền con cái, nếu tự mình giải quyết được thì cố gắng không làm phiền chúng. Vì vậy, chính bản thân họ trở thành chỗ dựa của chính mình.

Tôi đã 72 tuổi, sống trong nhà của đứa con gái duy nhất của mình được 7 năm và cay đắng nhận ra rằng: bản thân mới chính là chỗ dựa lớn nhất của chính mình - Ảnh 3.

Bạn sẽ thấy:

Khi về già, người mà chúng ta thực sự có thể dựa vào có thể không phải là con cái hay bạn đời mà là chính chúng ta.

Cơ thể khỏe mạnh là tài sản lớn nhất. Có người nói tuổi già không đáng sợ nhưng tuổi già mất đi sức khỏe thật sự đáng sợ. Sức khỏe là thước đo quan trọng để chúng ta tận hưởng tuổi già. Một cơ thể khỏe mạnh là tài sản lớn nhất của mỗi người.

Có một bộ phim ngắn tên là "Mười Năm Cuối Cùng Của Cuộc Đời", xem xong bạn sẽ nhận ra rằng:

Điều quan trọng là bạn có được một cơ thể khỏe mạnh trong những năm cuối đời.

Có người có thể mang giày thể thao và đi dạo trong công viên vào mỗi buổi sáng;

Có người chỉ có thể ngồi trên giường bệnh với ống truyền dịch trên tay.

Có người có thể đạp xe đi ngắm cảnh khắp nơi;

Có người lại chỉ có thể ngồi trên xe lăn và bị đẩy đi khắp nơi.

Có người có thể dùng bữa cùng gia đình và tận hưởng cuộc sống hạnh phúc;

Những có người tới việc ăn uống cũng chỉ có thể dựa vào người khác, thậm chí còn gặp khó khăn trong việc uống nước...

Suy cho cùng, điều quan trọng nhất trong cuộc sống chính là sức khỏe, mất đi sức khỏe là mất tất cả. Vậy cho nên, hãy bắt đầu đầu tư vào sức khỏe của bản thân ngay từ bây giờ. Đi ngủ sớm và dậy sớm mỗi ngày, tập thể dục thường xuyên, ăn uống hợp lý và giữ tâm trạng vui vẻ. Điều quan trọng nhất là chăm sóc bản thân, cơ thể và cảm xúc của bạn. Bởi sức khỏe không chỉ có nghĩa là sức khỏe thể chất mà còn là sức khỏe tinh thần.

Phát triển sở thích lâu dài, kết bạn cùng những người bạn có cùng chí hướng, trồng hoa, trồng cây và đi du lịch.

Vì vậy, tôi hy vọng rằng trước khi ngày đó đến, tất cả chúng ta đều có cho mình sự đề phòng và chuẩn bị trước.

Mong rằng tất cả chúng ta đều có một tuổi già sung túc, sống khỏe mạnh và già đi một cách an yên.

Diệu Đan

Cùng chuyên mục
XEM