Phương Tây vẫn đánh giá Thương mại điện tử Đông Nam Á sẽ là ngôi sao
“Tôi nghĩ 2016 sẽ là điểm bùng phát trong TMĐT ở Đông Nam Á,” Ho nói. “Kết quả là, chúng ta sẽ thấy một hoặc hai thị trường chủ chốt sẽ trở thành người đứng đầu thị trường, đặc biệt là trong mô hình B2C bởi vì người chiến thắng sẽ có tất cả.”
Ở Đông Nam Á, thị trướng TMĐT bán lẻ khá nhỏ. Tuy nhiên theo Sheji Ho, GĐ tiếp thị aCommerce, sự tăng trưởng trong TMĐT của khu vực này chỉ còn là vấn đề thời gian.
Trong số các thị trường TMĐT hàng đầu như Trung Quốc, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc và Scandinavi, Ho dự đoán rằng Đông Nam Á có thể vượt qua được hầu hết các thị trường, trở thành thị trường lớn thứ ba trên thế giới.
“Tôi nghĩ 2016 sẽ là điểm bùng phát trong TMĐT ở Đông Nam Á,” Ho nói. “Kết quả là, chúng ta sẽ thấy một hoặc hai thị trường chủ chốt sẽ trở thành người đứng đầu thị trường, đặc biệt là trong mô hình B2C bởi vì người chiến thắng sẽ có tất cả.”
Theo một báo cáo của AT Kearney, Lifting the Barriers to E-commerce in ASEAN, doanh số bán hàng trực tuyến của Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Việt Nam chiếm chưa đến 1% tổng doanh số bán lẻ năm 2014. Nếu so sánh thì châu Âu chiếm 7,8% doanh số bán hàng, Trung Quốc 7,2% và Hoa Kỳ là 5,8%.
Ho dự đoán rằng khu vực Đông Nam Á sẽ đạt được từ 10% đến 12% vào năm 2020.
Tạo sự khác biệt
Đã qua thời mà các thương hiệu lớn tham gia và làm TMĐT để thử nghiệm, Harprem Doowa- CEO của Moxy nói.
Doowa dự đoán rằng sẽ có nhiều thương hiệu tham gia vào thị trường TMĐT của Thái Lan hơn trong những năm tới. Những thương hiệu này cũng đang chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu phát triển chiến lược của họ. Điều này có nghĩa rằng các thương hiệu sẽ cần phải hướng tới nhiều thị trường thích hợp hơn và những điểm khác biệt để cạnh tranh với nhau. Thương mại điện tử nói chung cũng sẽ bắt đầu dịch chuyển từ bán lẻ sang các lĩnh vực khác, bao gồm các dịch vụ chẳng hạn như công nghệ tài chính.
“Chúng ta cần phải trở thành những thương hiệu dẫn đầu, và để làm được điều đó, chúng ta phải thực sự có được thị trường ngách,” Doowa nói. “Điều này không có nghĩa rằng cần cạnh tranh với Lazada, nhưng phải thực sự tập trung vào nhóm khách hàng rất cụ thể.”
Những hiểu biết về người tiêu dùng và hành vi của khách hàng
Cần ưu tiên tuân theo sự thay đổi trong hành vi khách hàng, Tanutda Vacharaphol, Phó chủ tịch kinh doanh điện tử King Power nói. Cô cho rằng thế hệ Y và X ở Thái Lan đã tiếp cận nhiều hơn với công nghệ trong thời gian gần đây.
“Họ đang dần thay đổi cách thức mua sắm và họ đang online để làm đều đó. Họ muốn tiết kiệm thời gian và suy nghĩ sáng suốt hơn về giá cả và họ biết cách tiêu tiền hơn.” Vacharaphol nói.
Điện thoại di động và các ứng dụng
Các thị trường mới nổi ở châu Á rất chuộng việc sử dụng điện thoại di động. Nhưng ở Thái Lan, đa số các giao dịch trực tuyến vẫn được thực hiện trên máy tính để bàn, chiếm khoảng 70%. Do đó, khi xem xét về việc đầu tư các chiến lược cho điện thoại di động thì cũng không thẻ bỏ qua máy tính để bàn.
Khoảng 70 đến 80% lưu lượng truy cập trực tuyến của Moxy được thực hiện trên điện thoại di động. Tuy nhiên, chỉ khoảng 20% giao dịch được thực hiện thông qua kênh này.
Doowa nói: “Lượng truy cập trên di động rất cao. Mọi người nghiên cứu khi đang di chuyển, họ tra giá, tham khảo giá đối thủ cạnh tranh, họ làm điều này trong khi đang đi mua sắm,... Nhưng họ lại sẽ mua qua máy tính để bàn vì được nhìn bức ảnh lớn hơn, thỏa thuận giá tốt hơn. Hơn thế nữa nhiều người vẫn tin tưởng rằng việc cung cấp thông tin thẻ tín dụng của họ trên máy để bàn sẽ an toàn hơn là qua điện thoại di động.”
Thị trường bị chia cắt
Không giống như Trung Quốc hay Mỹ, nơi mà ngành TMĐT được thống trị bởi Taobao, ID.com và Amazon, thị trường ở khu vực Đông Nam Á vẫn bị phân cắt. Thay vì việc cố gắng cạnh tranh với đối thủ lớn như Lazada ở 6 thị trường, các nhà bán lẻ có thể học hỏi nó để làm điều gì đó mới mẻ, Vacharaphol nói.
“Tất cả mọi thứ đều là cơ hội với tôi. Ví dụ nếu chúng tôi muốn thâm nhập thị trường Indonesia, chúng tôi có thể dùng chúng để thử cho vài thương hiệu.”
Online-to-offline, offline-to-online và omnichannel
Liệu các thương hiệu có nên đầu tư cho những cửa hàng truyền thống hay chỉ cần sự hiện diện trực tuyến?
Nitthakorn Wongwan, GĐ Marketing kinh doanh điện tử của Central Marketing Group nói đây không phải là việc lựa chọn trực tuyến hay ngoại tuyến bởi vì chúng là sự bổ sung lẫn nhau.
Những cửa hàng vật lý của CMG mở cửa từ 10h sáng đến 10h đêm, nhưng kênh trực tuyến cho phép người tiêu dùng mua hàng bất cứ khi nào tại bất cứ nơi đâu. Người tiêu dùng cũng có thể xem xét một sản phẩm trực tuyến nhưng lại đến cửa hàng để mua tận nơi.
Ở Đông Nam Á, người tiêu dùng rất coi trọng sự nhất quán của các thông điệp truyền tải đến họ, dù cho từ bất cứ kênh nào.
Chuyển đổi kỹ thuật số
Một thách thức khác mà ngành phải đối mặt tại Đông Nam Á là có rất nhiều nhà quản lý thương hiệu chưa quen với việc bán hàng trực tuyến, nhiều công ty vẫn chưa có quy trình và các chính sách để làm điều đó.
Ví dụ, Moxy có một trong những mục thú cưng lớn nhất ở Thái Lan, nhưng hai trong số những thương hiệu thú cưng lớn nhất nước này lại không có chính sách để bán sản phẩm trực tuyến.
“Mặc dù chúng tôi bán được hàng triệu baht sản phẩm của họ mỗi tháng nhưng chúng tôi phải mua nó từ đơn vị thứ ba. Bởi vậy, đôi khi chúng tôi cần mở những cửa hàng vật lý nhỏ để có thẻ tiếp cận những mặt hàng này,” Doowa nói.
CMG's Wongwan nói thêm rằng TMĐT đã thay đổi toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hiểu về nó.
“Chúng ta đang hướng về tương lai, bởi vậy bạn cần phải có kiến thức về TMĐT, và chúng ta cũng cần phải giáo dục cho tất cả mọi người. Đó không chỉ là những quản lý thương hiệu mà còn là tất cả những nhân viên làm việc tại các bộ phận có liên quan đến kênh TMĐT.”
Hệ thống thanh toán
Tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng ở Thái Lan rất thấp. Do đó, đa số những thanh toán TMĐT (lên đến 70%) vẫn là thanh toán khi nhận hàng (COD).
“Bạn có thể nghĩ rằng người ta có đủ khả năng chi trả, nhưng có rất nhiều vấn đề về sự tin tưởng. Mọi người muốn nhìn thấy sản phẩm. Họ sẽ không tin rằng nếu họ không thích sản phẩm, họ có thể trả lại nó. Tôi nghĩ người ta e ngại chuyện gì đó có thể xảy ra,” Grzegorz Florków, GĐ kinh doanh của NESCAFÉ Dolce Gusto nói.
Các giải pháp thanh toán di động nên bắt đầu với các ông lớn truyền thông như Line và Facebook, vốn đã có sự tin tưởng của người tiêu dùng. Các đơn vị di động, truyền thông và nhắn tin đang có tiềm năng rất lớn ở mảng này. Nếu ai đó làm đúng, họ có thể trở thành tỷ phú.
Kết luận
Tất cả mọi thứ đang chuyển dịch quá nhanh đến nỗi chúng ta có thể sẽ thấy nhiều nhà bán lẻ tham gia vào thương mại điện tử vào những năm tiếp theo. Để khiến mình nổi bật, các thương hiệu sẽ cần những điểm khác biệt và cũng nên xem xét đến quan hệ đối tác với những đơn vị lớn như Lazada và Zalora. Các giải pháp về thanh toán cũng cần điều chỉnh để mang lại nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng hơn.