Thứ phá hủy gan còn nguy hiểm hơn rượu, WHO xếp hạng là tác nhân gây ung thư nhóm 1 nhưng nhiều gia đình không biết vẫn dùng
Ngoài rượu, thì những thứ sau đây cũng thuộc danh sách thực phẩm gây ung thư gan do WHO khuyến cáo.
Trong cơ thể người, gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất nhưng cũng dễ tổn thương nhất. Ung thư gan là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới với trên 782.000 người được chẩn đoán mỗi năm.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư gan đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như giới tính, tuổi tác, tiền sử gia đình. Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư gan có thể liên quan đến các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống thiếu khoa học.
Người xưa có câu: "Bệnh từ miệng mà ra", thực tế rất nhiều trường hợp mắc bệnh gan đều là do ăn uống. Ai cũng nghĩ uống rượu là thủ phạm duy nhất làm tổn thương gan, nhưng không phải vậy. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp hạng 3 món sau đây thuộc danh sách "Tác nhân gây ung thư nhóm 1", có thể gây ung thư gan rất nhanh.
3 nhóm thực phẩm gây ung thư gan được WHO xếp vào nhóm 1
1. Ngô mốc, khoai tây mốc, trái cây thối
Ngô và khoai tây, trái cây đều là những thực phẩm lành mạnh, rất tốt cho cơ thể. Nhưng khi chúng bị mốc thì nguy cơ tồn tại aflatoxin là rất lớn.
Từ năm 1993, aflatoxin đã được WHO xếp vào danh sách chất gây ung thư nhóm 1. Qua điều tra người ta phát hiện ra độc tố này thường xuất hiện ở bánh mì, hoa quả, ngũ cốc bị mốc... Trong đó, aflatoxin tồn tại trong ngô, đậu phộng mốc... là nhiều nhất.
Aflatoxin có hại cho cơ thể con người hơn asen và độc hại gấp 68 lần so với asen. Chỉ cần tiêu thụ vào cơ thể 1mg qua đường ăn uống, nó cũng có thể gây ung thư gan. Hầu hết mọi người có thói quen cắt bỏ phần mốc để ăn phần lành lặn còn lại, nhưng xin chia buồn rằng nấm mốc không chỉ phát triển trên bề mặt mà còn thâm nhập sâu vào trong thực phẩm. Vì vậy một khi thực phẩm đã xuất hiện dấu hiệu mốc thì cần vứt bỏ hoàn toàn.
Aflatoxin có hại cho cơ thể con người hơn asen và độc hại gấp 68 lần so với asen.
2. Nấm ngâm lâu ngày
Nấm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên loại thực phẩm này nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây hại cho gan.
Thực phẩm có nấm không được ngâm quá lâu, ngâm lâu dễ sinh ra axit orycholic, chất này sẽ làm tổn thương gan.
Ngoài ra, nấm ngâm lâu cũng có thể hình thành nấm mốc, chứa độc tố aflatoxin - loại chất độc gây ung thư gan thuộc nhóm 1 do WHO đánh giá.
3. Đồ chiên rán
Đồ chiên rán ngày càng phổ biến trong cuộc sống, chúng béo ngậy, thơm lừng và rất dễ mua. Thế nhưng chúng trở nên nguy hiểm vì có thể chứa chất béo chuyển hóa (transfat).
Vào năm 2018, WHO đã đưa ra khuyến cáo cần thay thế chất béo chuyển hóa bằng các loại chất béo và dầu có lợi cho sức khỏe hơn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn xuất hiện rất nhiều trong mâm cơm của các gia đình.
Chất béo trong cơ thể được gan chuyển hóa, khi hàm lượng chất béo quá nhiều sẽ tạo thêm gánh nặng cho gan, dễ gây ra gan nhiễm mỡ, ảnh hưởng đến chức năng gan, và cuối cùng làm tăng nguy cơ ung thư gan .
Những dấu hiệu bất thường cảnh báo ung thư gan
- Màu nước tiểu đặc, vàng, nước tiểu có mùi hôi tanh.
- Đau vai phải và đau bụng phía trên bên phải.
- Xuất hiện nốt ruồi nhện trên da.
- Da mỏng hơn và xạm đen, trường hợp nghiêm trọng da và mắt sẽ chuyển sang màu vàng.
- Quầng thâm nghiêm trọng ở mắt.
- Giảm cảm giác thèm ăn.
- Giảm cân không lý do.
- Sốt liên tục nhiều ngày không khỏi.
Để bảo vệ sức khỏe lá gan , chúng ta phải hình thành 2 thói quen tốt này
1. Duy trì tâm trạng vui vẻ
Y học cổ truyền Trung Quốc quan niệm "giận thì hại gan" vì vậy một tâm trạng không tốt ảnh hưởng đến gan rất nhiều. Khi một người tức giận, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại độc tố thần kinh là catecholamine. Catecholamine là độc tố cần được giải độc ở gan, nếu nó xuất hiện quá nhiều sẽ làm tăng khối lượng công việc của gan, làm tổn thương gan.
2. Thức khuya
Thức đêm không chỉ gây hại cho cơ thể mà còn đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe của gan, gan chịu trách nhiệm chuyển hóa và giải độc cho cơ thể, nếu thức đêm thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của gan. Hơn nữa khoảng thời gian 1-3 giờ sáng là lúc gan trong quá trình thải độc, nếu bạn thức vào khung giờ này sẽ khiến gan không thể tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nên hình thành thói quen đi ngủ trước 10 giờ 30 buổi tối, muộn nhất không quá 11 giờ.