"Siêu anh hùng doanh nhân" điều hành 3 công ty ô tô cùng lúc, người vực dậy Nissan từ phá sản: Nghiêm túc như một tu sĩ, lên lịch làm việc từ 15 tháng trước và thực hiện không sai 1 li
Điều hành 3 công ty tại 3 quốc gia khác nhau đòi hỏi tính kỷ luật cực cao: Ông lên kế hoạch làm việc trước 15 tháng và không thực hiện sai một ly. Hiện tại, Ghosn chịu trách nhiệm về 10% tổng số ô tô được bán ra và doanh thu khoảng 140 tỷ USD.
Hollywood hoàn toàn có thể biến Carlos Ghosn trở thành nhân vật chính trong một bộ phim siêu anh hùng. Carlos có thể là được coi là một siêu anh hùng ngoài đời thực khi một mình ông vực dậy Nissan khỏi bờ vực phá sản vào năm 2002, và sau đó, trở thành CEO của 3 công ty sản xuất ô tô.
Carlos Ghosn - 'Siêu anh hùng' vực dậy Nissan từ phá sản, CEO của 3 công ty, ông là ai?
Carlos Ghosn là một doanh nhân sinh ra ở Brazil, một nửa dòng máu của ông là người Pháp và nửa còn lại là người Lebanon. Ông chỉ biết tiếng Nhật vừa đủ để đọc những bài diễn văn ngắn, trang trọng.
Một trong những giai thoại phổ biển nhất khi nói về Carlos Ghosn, giám đốc điều hành chung của Renault và Nissan, là ông đã trở thành một anh hùng ở Nhật Bản sau khi cứu được Nissan. Một nhà xuất bản manga thậm chí còn làm một bộ truyện tranh 7 phần về ông và nó đã trở thành 1 trong những bộ manga bán chạy nhất tại Xứ sở Mặt trời mọc. Đó là vào năm 2002.
Kể từ thời điểm đó, Ghosn đã đưa Nissan từ một công ty đã hết thời trở thành công ty dẫn đầu ngành công nghiệp sản xuất ô tô, đẩy mạnh sản xuất ô tô điện – Leaf là dòng xe điện bán chạy nhất thế giới – và tuyên bố rằng các phương tiện tự lái sẽ sớm xuất hiện trên thị trường.
Ông cũng tiếp tục mở rộng tầm với của mình, khi vào mùa hè năm 2014, Nissan hoàn thành việc tiếp quản hãng ô tô của Nga AvtoVaz, công ty sản xuất dòng xe Lada bán chạy nhất. Ghosn sau đó trở thành chủ tịch của AvtoVaz.
Bài học làm việc hiệu quả: Kỷ luật thép sẽ tạo nên thành công
Nếu các nhà xuất bản truyển tranh cho rằng ông đã rất ấn tượng với vai trò lãnh đạo của ông vào năm 2002, thì thực tế rằng ông hoàn toàn có thể trở thành nhân vật chính trong một bộ phim siêu anh hùng khi: điều hành 3 công ty ô tô quốc tế, trao đổi bằng 3 ngôn ngữ khác nhau, chịu trách nhiệm về 10% tổng số ô tô được bán ra và doanh thu khoảng 140 tỷ USD vào năm 2014.
Ghosn diễn thuyết
Bí quyết để Ghosn có thể điều hành được 3 công ty và vẫn cân bằng được cuộc sống của mình là nhờ phong cách sống nghiêm túc của ông "gần giống như một tu sĩ": Mọi thứ đều được lên kế hoạch và được thực hiện đúng như kế hoạch đó.
Kể cả các cuộc phỏng vấn cũng được diễn ra một cách chính xác: Ông bước vào, nhìn lướt qua hạn chế về thời gian, trả lời các câu hỏi và rời đi – chính xác như những gì ông đã lên kế hoạch trong đầu.
Vì điều hành 3 công ty tại 3 quốc gia khác nhau đòi hỏi chính tính cách đó: tính kỷ luật cực kỳ nghiêm ngặt. Lịch làm việc của ông đã được vẽ ra từ 15 tháng trước và được phân bổ rộng rãi. Các chuyến máy bay của ông là để dành cho việc ngủ, vì ông biết rằng ngay khi ông chạm chân xuống mặt đất, ông sẽ phải đối mặt với những câu hỏi từ những nhân viên địa phương. Khi ông ở mỗi nước, ông chỉ tập trung vào công ty đặt trụ sở tại quốc gia đó.
Ghosn chia sẻ: "Tôi có nguyên tắc rằng khi tôi ở Nhật Bản, tôi quyết định cho Nissan. Khi ở Paris, tôi đưa ra quyết định cho Renault. Và khi tôi ở Nga, tôi đang quyết định cho AvtoVAZ. Tôi không pha trộn các trách nhiệm với nhau vì tôi chỉ muốn đảm bảo rằng các nhóm lãnh đạo khác nhau cảm thấy có trách nhiệm và không có sự nhầm lẫn giữa các công ty với nhau. Do đó, sự thực dụng, một số quy tắc cơ bản, những con người chuyên nghiệp, và đến cuối ngày, mọi việc đều trở nên khả thi."
Ông cũng nói thêm rằng công việc này không dành cho những người mộng mơ và những tâm hồn yêu tự do: "Nếu bạn muốn không gian cho sự mơ tưởng, thì bạn không nên làm công việc này."
Ông cùng Ban điều hành công ty
Sự tập trung cứng nhắc không có nghĩa là ông không tìm cách xây dựng các sợi dây kết nối chung giữa các công ty dựa vào những nỗ lực chung về vật lý và tài chính cũng như văn hóa. Một trong những điều mà Ghosn nhấn mạnh ở mỗi công ty là tôn trọng tranh luận. Trong nhiều năm, nhân viên trong các công ty của ông được yêu cầu nêu ý kiến của họ, ngay cả khi hành động đó sẽ gây căng thẳng.
Ghosn đã đòi hỏi sự căng thẳng đó trong nhiều năm, yêu cầu tranh luận không chỉ trong các nền văn hóa ưa chuộng bình luận (như Mỹ Latin) mà còn ở những nơi thường tránh phê phán công khai (như Nhật Bản).
Ghosn cho biết: "Tôi nghĩ rằng một quá trình rất rõ ràng nơi bạn có có một diễn đàn chính thức, nơi mọi người thảo luận các câu hỏi, có những bài thuyết trình về những ưu, nhược điểm của các lựa chọn khác nhau, nơi bạn cho phép những người có năng lực thể hiện bản thân và những người có điều muốn nói thể hiện bản thân là cực kỳ quan trọng. Kể cả khi bạn biết chính xác điều mình muốn làm."
Lý do mà ông đưa ra là mọi người sẽ có cơ hội được lắng nghe và cùng đồng ý với giải pháp cuối cùng. Sau khi không còn tranh luận nữa, quyết định sẽ được đưa ra. Cũng giống như mọi thứ khác, Ghosn vẫn coi trọng kỷ luật. Khi một cuộc tranh luận kết thúc, ông lại đến một công ty khác và giải quyết một vấn đề khác.
Trong khi cuộc sống của Ghosn không dành cho bất kỳ ai, nhưng tính kỷ luật và trách nhiệm của ông là những đức tính mà ai cũng có thể học hỏi.