Sách trắng EuroCham 2025: "Giấy phép lao động cho người nước ngoài là rào cản vô hình trong việc thu hút đầu tư"

12/04/2025 23:00 PM | Kinh doanh

Thủ tục xin giấy phép lao động còn rườm rà và không nhất quán đang gây khó khăn cho doanh nghiệp FDI, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế.

Sách trắng EuroCham 2025:

Việt Nam được đánh giá là điểm đến đầu tư chiến lược của châu Á nhờ vị trí địa lý trung tâm, lực lượng lao động trẻ và nền chính trị ổn định. Tuy nhiên, theo Sách trắng EuroCham 2025, một trong những rào cản lớn nhất mà doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đang gặp phải là quy trình xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, vốn được xem là thiếu linh hoạt, phức tạp và chưa theo kịp với thực tiễn hội nhập.

"Các doanh nghiệp châu Âu thường mất hàng tuần, thậm chí hàng tháng để xin cấp mới hoặc gia hạn giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài, dù vị trí tuyển dụng là các ngành đang thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực như công nghệ, thiết bị y tế, hoặc năng lượng tái tạo," báo cáo của EuroCham cho biết.

Thủ tục hành chính liên quan đến lao động nước ngoài hiện không chỉ kéo dài mà còn tồn tại nhiều điểm bất hợp lý. Một ví dụ điển hình là quy định về miễn giấy phép lao động cho các trường hợp làm việc ngắn hạn dưới ba tháng. Mặc dù pháp luật cho phép miễn cấp phép trong các trường hợp này, chẳng hạn chuyên gia sang xử lý sự cố kỹ thuật nhưng doanh nghiệp vẫn phải trải qua một quy trình xác nhận rằng người lao động "không thuộc diện cấp phép" và thủ tục xác nhận này lại mất từ một đến hai tháng, thậm chí lâu hơn. Điều này gần như triệt tiêu ý nghĩa của việc "miễn cấp phép" và khiến nhiều dự án kỹ thuật hoặc hỗ trợ khẩn cấp bị đình trệ không đáng có.

Sách trắng EuroCham 2025:

Bên cạnh đó, người lao động nước ngoài làm việc tại nhiều địa phương hoặc thuộc doanh nghiệp có chi nhánh hiện vẫn phải xin cấp phép từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thay vì các Sở địa phương. Trong khi đó, chính các Sở mới là cơ quan trực tiếp quản lý và nắm bắt thực tiễn tại địa phương, việc tập trung quyền cấp phép về Trung ương không những tạo ra sự chậm trễ mà còn gây quá tải cho hệ thống.

Cũng theo EuroCham, sự không thống nhất giữa các văn bản pháp lý hiện hành đang khiến doanh nghiệp gặp khó khi chuẩn bị hồ sơ. Cụ thể, Nghị định 152 và Nghị định 70 có cách hiểu khác nhau về yêu cầu bằng cấp và kinh nghiệm của người lao động nước ngoài. Một số địa phương yêu cầu người lao động phải có bằng đại học đúng chuyên ngành lẫn xác nhận kinh nghiệm từ 5 năm trở lên – trong khi pháp luật cho phép có thể thay thế bằng cấp bằng kinh nghiệm, nếu đáp ứng đủ thời gian làm việc. Tình trạng này dẫn đến việc hồ sơ bị trả lại nhiều lần chỉ vì cách hiểu khác nhau giữa các cán bộ xử lý hồ sơ.

Không dừng lại ở đó, quy định hiện hành còn yêu cầu người lao động nước ngoài phải xin cấp phép mới ngay cả khi chỉ thay đổi chức danh công việc trong nội bộ doanh nghiệp dù bản chất công việc không thay đổi. Đây là một điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo thêm gánh nặng hành chính không cần thiết.

Bên cạnh việc phản ánh những vướng mắc, EuroCham cũng đưa ra nhiều khuyến nghị cụ thể nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn. Trước hết, cần tinh giản và số hóa quy trình cấp phép, đặc biệt là đối với các chuyên gia nước ngoài đã có kinh nghiệm và từng làm việc tại Việt Nam. Đồng thời, phân quyền cấp phép cho các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ở địa phương sẽ giúp giảm tải cho Bộ và rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ. Ngoài ra, các doanh nghiệp đề xuất cần bỏ yêu cầu nộp điều lệ công ty trong trường hợp doanh nghiệp có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh, vốn không có tư cách pháp nhân nên không thể có điều lệ riêng.

Một đề xuất đáng chú ý khác là cần làm rõ sự khác biệt giữa "làm việc" và "công tác" trong các trường hợp ngắn hạn, để tránh tình trạng mỗi địa phương hiểu và áp dụng luật một cách khác nhau. Đồng thời, nên xem xét miễn yêu cầu cấp lại giấy phép khi người lao động chỉ thay đổi chức danh nhưng vẫn giữ nguyên tính chất công việc, qua đó giảm thiểu gián đoạn nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp.

Trong báo cáo, EuroCham nhiều lần nhấn mạnh rằng, dù Việt Nam có vị thế thuận lợi trong thu hút đầu tư, nhưng nếu các thủ tục hành chính - đặc biệt liên quan đến nguồn nhân lực quốc tế - không được cải thiện, môi trường đầu tư sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng. Sự không nhất quán giữa các quy định pháp luật, quy trình xử lý hồ sơ kéo dài và cách hiểu khác nhau giữa các địa phương đang tạo nên tâm lý dè dặt cho các doanh nghiệp FDI.

Việc tháo gỡ những điểm nghẽn trong chính sách lao động, trong đó có giấy phép cho người nước ngoài, không chỉ là yêu cầu kỹ thuật, mà là một phần quan trọng trong cam kết cải cách thể chế và đồng hành cùng nhà đầu tư quốc tế – điều mà cộng đồng doanh nghiệp EU đang chờ đợi ở Việt Nam.

Thúy Hạnh

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Tỷ phú Trần Đình Long nói về dự án thép 100.000 tỷ đồng của Xuân Thiện: "Chúng tôi không sợ cạnh tranh, chúng tôi đứt dây thần kinh sợ lâu rồi"

Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát cho rằng, cạnh tranh thời nào cũng có, nếu không phải thép xanh Nam Định thì sẽ là thép xanh Ninh Bình, thép xanh Hà Nam. Quan điểm của tỷ phú Trần Đình Long là: "Kệ, mình cứ làm bình thường".

Đỉnh điểm bong bóng: Một công ty AI chưa có sản phẩm, mới thành lập được vài tháng, chỉ có 29 nhân viên đã huy động được 2 tỷ USD, định giá 10 tỷ USD

Tại sao các nhà đầu tư lại rót số tiền khổng lồ và định giá doanh nghiệp non trẻ ở mức khủng như vậy?

Chuyên gia Hàn Quốc: Việt Nam có thể học hỏi mô hình BTS để xuất khẩu thương hiệu quốc gia ra thế giới

Chuyên gia Hàn Quốc chia sẻ, trong xây dựng thương hiệu quốc gia cần dựa trên đổi mới sáng tạo với các trụ cột: công nghệ, giáo dục, hạ tầng, ngoại giao mềm và văn hóa.

Lần lộ diện hiếm hoi của David Thái - "cha đẻ" chuỗi Highlands Coffee: Sẽ mở 10.000 quán cà phê ở Việt Nam, nói không với nhượng quyền

Về kế hoạch mở rộng chuỗi trong tương lai, theo ông David Thái, ở trong nước do dư địa còn rất nhiều nên Highlands Coffee có thể mở đến 10.000 cửa hàng. Tại các thị trường mới, chuỗi sẽ mang mô hình bán lẻ Cà phê Đặc sản Việt Nam ưu tiên đến Đông Nam Á, Bắc Á… Tập đoàn Jollibee là đối tác chiến lược – vận hành nhưng không can thiệp vào công việc quản lý ở Highlands Coffee.