Làm sao tìm ra điều gì đang thực sự diễn ra trong công ty của bạn?

30/06/2015 15:22 PM | Quản trị

Không có điều gì thay thế được cho việc dành thời gian để hiểu về nhân viên của bạn và họ đang cảm thấy ra sao công việc của mình.

Là một nhà lãnh đạo, bạn có thể đã làm những điều đúng đắn: Bạn đã chiêu mộ đúng người, phát triển một chiến lược có tầm nhìn và đem đến cho nhân viên của bạn đúng những nguồn lực. Vì vậy, tại sao bạn cảm thấy mọi việc vẫn không nằm trong tầm kiểm soát và không chắc chắn mọi việc sẽ diễn ra thế nào? Dưới đây là ba lý do tại sao kèm theo đó là cách giải quyết do trang Entrepreneur đưa ra giúp bạn.

1. Bạn đang cách quá xa so với các nhân viên tuyến đầu của mình

Tùy thuộc vào bao nhiêu nhân viên bạn có và cách bạn sắp xếp họ ra sao, điều này có thể không thực tế khi bạn phải tương tác thật nhiều với tất cả mọi người. Tuy nhiên, đừng bao giờ để cảm giác mơ hồ, thiếu liên kết với những nhân viên tuyến đầu của bạn bởi đây là điều bất lợi. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn không có một ý tưởng hay ho nào về việc họ đang trình diễn tốt ra sao trong bối cảnh những mục tiêu kinh doanh của tổ chức.

2. Bạn đang không nhận được đúng dữ liệu

Có phải bản báo cáo tổng hợp mà bạn nhận được từ nhân viên có khuôn mẫu chung, cũ, rập khuôn và không kết nối với những kết quả kinh doanh? Nếu vậy, lý do có thể là chiến lược của bạn chưa được chỉnh sửa lại với những hoạt động hàng ngày của họ. Nếu rơi vào trường hợp, các nhân viên có thể hành động theo những cách mà họ nghĩ là tốt nhất, nhưng không có lợi cho sự thành công của công ty. Không có gì ngạc nhiên khi các thông tin mà họ gửi lên lại không phải là thứ hữu ích cho bạn.

3. Bạn không nghe trọn vẹn câu chuyện về các vấn đề

Các nhà lãnh đạo thường là người cuối cùng biết về những rắc rối. Khi một vấn đề làm xuất hiện trên bề mặt, bạn có hành động như một thám tử, truy vấn tất cả các bên có liên quan để có được đến tận cùng sự thật? Một CEO từng cho biết ông thường phải kiểm tra chéo và hiệu chỉnh khi mọi việc đi sai quỹ đạo. Đây là loại công việc điều tra rất mệt mỏi và có tính chất chu kỳ.

Trên là 3 vấn đề thường xảy ra. Giải quyết chúng thế nào?

1. Thắt chặt chiến lược thực thi

Hãy giúp nhân viên của bạn phát triển những mục tiêu cá nhân, thứ gắn liền với công việc hàng ngày của họ với bức tranh lớn hơn của công ty. Chỉ khi đó họ sẽ trở nên gắn kết với công việc của mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sau đó, hãy giữ họ có trách nhiệm bởi việc luôn đo lường hiệu quả làm việc trên những mục tiêu (ít nhất là hàng quý). Điều này sẽ kích hoạt và thúc đẩy họ cung cấp cho bạn những thông tin có ích cho tất cả mọi người.

2. Hỏi thường xuyên kết quả đầu ra

Tiếp theo, hãy yêu cầu nhân viên cho các cập nhật tình hình công việc ít nhất mỗi tuần. Những điều này nên tập trung vào tương lai thay vì tìm ngược lại dữ liệu quá khứ, từ đó kết nối với những gì họ đã thực hiện cho tới nay.

Nhân viên của bạn có nghĩ rằng anh ta hay cô ta sẽ hoàn thành mục tiêu trước hạn? Tại sao có hoặc tại sao không? Mức chất lượng của công việc họ thực hiện cho đến nay là gì? Điều gì giúp đỡ cho cho nhân viên cần phải cung cấp ngay để họ đạt được mức cao hơn? Những loại câu hỏi trên gợi ra những câu trả lời giúp bạn hiểu những nhân viên của mình đang tiến triển ra sao và hành động hướng tới đâu.

3. Cung cấp các cơ chế đầu vào phù hợp

Bạn cũng cần phải có một phương pháp phù hợp cho nhân viên cung cấp báo cáo hàng tuần với không gian mở trao đổi những ý kiến. Lý tưởng nhất, điều này nên là một phần của hệ thống lưu trữ từ đó cho thấy mục tiêu của mọi người và họ gắn kết ra sao với bộ phận và mục tiêu của công ty. Điều này sẽ giúp các cấp nhân viên nhất định giúp những nhân viên dưới quyền và cho thấy nhiệm vụ hàng ngày của họ ra sao- cũng như tất cả mọi người cùng đóp góp vào bức tranh chung.

Cấp độ minh bạch của công ty cũng giúp xây dựng lòng tin. Nếu được sử dụng thường xuyên, những cơ chế này cho phép nhân viên nhận ra rằng thông tin hàng tuần họ chia sẻ đến tới cấp lãnh đạo và được thực hiện nghiêm túc.

Đối với các nhà lãnh đạo, hệ thống này có thể giúp họ trở nên gần gũi hơn với người lao động và cũng cung cấp một cái nhìn bình thường hóa với những thông tin thực sự quan trọng như mức độ mọi người tiến triển ra sao để đáp ứng được những mục tiêu của công ty.

Hệ thống thu thập thông tin đầu vào cũng có thể cảnh báo những lãnh đạo các vấn đề họ có thể hành động trước khi quá muộn. Họ vẫn sẽ phải làm một số điều tra khi có vấn đề phát sinh, nhưng ít nhất họ sẽ biết về chúng và có một ngôn ngữ chung để thảo luận về điều này.

Không có điều gì thay thế được cho việc dành thời gian để hiểu về nhân viên của bạn và họ đang cảm thấy ra sao công việc của mình. Với các công ty phát triển và trở nên phức tạp hơn, các hệ thống lại càng cần để đưa ra những thông tin nhất quán từ mỗi nhân viên và giúp đỡ các nhà lãnh đạo để cải thiện hiệu suất của riêng mình.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM