Chiến lược đối phó với những nhân viên 'đứng núi này trông núi nọ'

04/08/2014 08:30 AM | Quản trị

Đừng mất bò mới lo làm chuồng!

CafeBiz xin trân trọng giới thiệu series mới "Những tình huống nhân sự nan giải". 

Series là những tình huống nhân sự thường gặp và kinh nghiệm giải quyết dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp do các chuyên gia nhân sự nổi tiếng đúc rút. Series "Những tình huống nhân sự nan giải" sẽ đăng tải vào thứ 2 và thứ 5 hàng tuần.

Bài viết dưới đây là một số kinh nghiệm của tác giả Thân Tuấn (Trung Quốc) tổng kết trong cuốn "36 kế dùng người". 



Đừng mất bò mới lo làm chuồng. Bí quyết trong tình huống này là:

- Đối với nhân viên có ý quyết ra đi thì những cố gắng của bạn có thể sẽ uổng phí. Lúc này, đừng nghĩ rằng sẽ có lúc họ suy nghĩ lại và quay lại. Việc bạn phải làm là tạo ra một cái kết có hậu, khiến sự việc trở nên vui vẻ.

- Đối với những kẻ hai lòng, cần giao cho họ nhiều trách nhiệm, đãi ngộ cũng nhiều hơn. Thỉnh thoảng nói chuyện với họ về công việc là biện pháp sáng suốt để lung lạc trái tim của họ.

Trong mỗi doanh nghiệp, khó tránh khỏi có những người không yên phận, đứng núi này trông núi nọ, do lợi ích và cơ hội phát triển của nơi khác ưu việt hơn doanh nghiệp của bạn. Họ đa số muốn chọn "sách lược thông minh" là con người luôn vươn đến chỗ cao hơn. Điều đó không có gì là lạ, nhưng lại không công bằng với doanh nghiệp của bạn.

Bạn có thể cũng trả cho họ "sự đãi ngộ" rất cao, hoặc đã phải bỏ nhiều công sức, tiền của để bồi dưỡng, đào tạo họ. Nhưng họ lại vứt bỏ tất cả để nghiễm nhiên ra đi, đối với doanh nghiệp của bạn mà nói, đó là một thiệt hại cả về của cải và nhân lực, cũng chính là sự tổn thương đến lòng tự trọng của bạn.

Những nhân viên "đứng núi này trông núi nọ" này phần lớn là kiểu tham vọng và có chí tiến thủ, sử dụng biện pháp cứng rắn để giữ chân họ sẽ dẫn đến cảnh "trứng thì vỡ, còn chim thì bay mất", bất lợi cho cả đôi bên. Đối xử với họ tốt nhất là theo nguyên tắc "công tâm" (đánh vào lòng người).

Khi bạn nhận ra trong nhân viên có tâm trạng không yên tâm, thì ngay lập tức bạn phải "xuất kích" và làm tốt công tác "yên dân". Bạn có thể đưa ra lời hứa thích hợp, đúng mức với họ. Tiền đề ở đây là phải ghi nhớ lời hứa. Tác dụng của lời hứa trước hết là để nhân viên đó uống thuốc "định tâm", để có thời gian thực hiện chiến lược "công tâm" tiếp theo.

"Công tâm" là thuyết phục người khác bằng lý lẽ, cảm hóa người khác bằng tình cảm. Bạn có thể bày ra viễn cảnh của công ty cùng với những khó khăn tạm thời của công ty. Bạn phải nhấn mạnh tương lai tươi sáng, hơn nữa đó không phải là hão huyền. Ở đây, bạn phải có sự khẳng định chắc chắn địa vị của họ trong công ty.

Tất nhiên, trong chiến lược "công tâm" này, bạn có thể đề cập đến việc công ty, đơn vị đã phải đầu tư rất lớn, vì sự phát triển của cá nhân nhân viên đó, vấn đề then chốt là ở chỗ nắm mức độ. Bởi vì nhắc quá nhiều, sẽ khiến nhân viên có những suy nghĩ là công ty luôn lợi dụng họ, mà không có đãi ngộ đúng mức.

Phép "công tâm" phải dự vào trí tuệ của bạn cùng với kỹ xảo xử lý vấn đề. Nhưng đối với nhân viên có ý định quyết tâm ra đi, thì bạn có cố gắng bao nhiêu cũng sẽ uổng phí. Lúc này, bạn đừng ảo tưởng rằng sẽ có ngày họ nghĩ lại. Việc bạn cần phải làm là để có cái kết có đầu có cuối, khiến cả hai bên đều vui vẻ.

Người muốn ra đi, khi đi luôn mang theo nỗi day dứt ân hận nhất định. Bạn không nên ngại nói với anh ta rằng: "Cánh cửa ở đây luôn mở rộng đối với anh/chị, lúc nào rảnh rỗi anh/chị cứ đến". Câu nói này phát ra có thể sẽ tác động làm người đó xúc động. Trong hoàn cảnh mới, họ sẽ không bao giờ quên tập thể mà họ đã từng sống và làm việc, cũng có thể trong việc làm ăn sau này, người đó sẽ vẫn giúp bạn một cách đắc lực.

Ngoài ra, đừng để "Mất bò mới lo làm chuồng", hãy tìm cách giữ chân những nhân viên ưu tú ngay khi họ còn đang tận tâm tận lực với công ty, với một số phương pháp sau:

- Giao thêm nhiều trách nhiệm.

- Trả công thật hậu hĩnh.

- Thường xuyên nói về công việc của họ với họ.

- Cố gắng níu kéo bằng được những nguofi ra đi.

- Thỏa mãn hứng thú và ý chí của nhân tài.

- Phải trao đổi tư tưởng với những người có năng lực, có tài.

- Đề bạt nhanh chóng.

- Coi trọng những người trẻ có tiền đồ.

Kỳ Anh

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM