Bí quyết giữ chân nhân viên trong giai đoạn khủng hoảng

11/10/2011 14:54 PM |

Nhân lực là nhân tố quyết định cho sự sống còn của công ty trong khủng hoảng. Tuy nhiên trong điều kiện khó khăn trăm bề, giữ chân được nhân viên không phải là một bài toán dễ dàng cho chủ doanh nghiệp.


Quản lý cảm xúc

Đội ngũ nhân sự năng động, tích cực sẽ là nhân tố quyết định cho sự sống còn của công ty trong thời điểm khủng hoảng.

Sharon Armstrong, tác giả quyển sách “The Essential HR Handbook” (Cẩm nang cần thiết cho người làm nhân sự) khẳng định: “Tinh thần làm việc tích cực sẽ giúp công ty vượt qua thời điểm khó khăn, ngược lại, thái độ tiêu cực dễ khiến công ty sụp đổ”.

Để đánh giá tinh thần, cảm xúc của nhân viên công ty, bạn có thể sử dụng bảng hỏi,nhưng tốt nhất là nên có các cuộc trò chuyện trực tiếp để nắm bắt suy nghĩ của nhân viên. Nhà tuyển dụng và nhân viên cần xây dựng một mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau ngay từ đầu để kết hợp ăn ý trong công việc cũng như thẳng thắn giải quyết trong các tình huống nhạy cảm.

Kết nối nhân viên trong các hoạt động

Khi nhân viên cảm thấy họ biết rõ những gì đang xảy ra tại công ty, họ có xu hướng làm việc với năng suất cao hơn, Armstrong khẳng định. Nếu họ cảm thấy “mù tịt” trước mọi quyết định, chiến lược của công ty, bị tách ra khỏi các hoạt động chung, họ sẽ trở nên thờ ơ và làm việc kém hiệu quả.

Trong giai đoạn khó khăn, chủ doanh nghiệp cần có thể yêu cầu bạn đến địa chỉ các nhân viên của bạn nhiều hơn bình thường. Hãy để toàn bộ nhân viên của bạn biết nếu nhiệm vụ hay chiến lược của công ty đã thay đổi. Hãy cùng mọi người thảo luận về những thách thức sắp tới, thẳng thắn thông báo về những gì có ảnh hưởng tốt và những gì ảnh hưởng xấu để toàn thể nhân viên biết những gì họ đang làm sẽ tạo ra một sự khác biệt và thúc đẩy công ty phát triển.

Tăng cường các kỹ năng

Hãy tích cực và thường xuyên hỗ trợ nhân viên nâng cao các kỹ năng. Nguồn nhân lực cũng là một hình thức vốn đầu tư, vì vậy bạn đừng chần chừ đào tạo nâng cao cho nhân viên, nâng cấp công nghệ, máy móc ngay khi có thể để nâng cao năng suất. Mời giảng viên hay cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc khuyến khích việc đọc sách. Việc này cũng giúp phát triển các mối quan hệ giữa đội ngũ nhân viên với nhau và chứng tỏ sự gắn bó của công ty với nhân viên.

Thuê đúng người, đúng việc

Sa thải và tuyển dụng liên tục đều không phải là việc nên làm. Thông thường, chủ doanh nghiệp bỏ qua việc ổn định nhân sự cho đến khi xuất hiện những vấn đề nghiêm trọng. Tình huống tồi tệ nhất là không tìm được bất cứ ai trong khi còn quá nhiều vị trí còn trống. Để tránh tình trạng này, doanh nghiệp nên tham gia thường xuyên ngày hội việc làm tại các trường đại học, cao đẳng, theo dõi thông tin từ LinkedIn và các tổ chức nghề nghiệp.

Luôn động viên bằng những hành động cụ thể

Điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho nhân viên là động viên tinh thần. Điều này rất nên làm nhưng sẽ không hiệu quả nếu bạn chỉ ghé qua và nói suông: “Hôm nay công việc thế nào?” Thay vào đó, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu nguyện vọng chính đáng của nhân viên, phân công công việc phù hợp, tìm cách biến những công việc nhàm trán trở thành thú vị. Tất cả những nỗ lực nhỏ này sẽ đem lại hiệu quả lâu dài.

Đừng quản lý vi mô

Công ty của bạn có khả năng thay đổi và phát triển kể từ khi thành lập. Vai trò của bạn cũng thể thay đổi. Hãy nhớ rằng quản lý vi mô thường không giải quyết được bất cứ điều gì mà trái lại, có thể làm suy yếu quyết định quản lý, sáng kiến và những ý tưởng mới.

Quản lý vĩ mô thường được hiểu là cấp quản lý giám sát và điều khiển chặt chẽ công việc của cấp dưới nhưng bạn không thể thiếu cái nhìn tổng quát và nhân viên cần hiểu họ cần phải tự lực làm việc.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên cho rằng nhân viên luôn thấu hiểu suy nghĩa của mình, thẳng thắn chia sẻ và kiểm soát mức độ quản lý thích hợp là việc nên làm.

Theo PHÚC AN
Doanh nhân Sài Gòn / inc.com

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM