CEO trị giá bao nhiêu? Tùy hoàn cảnh
Nghề giám đốc điều hành kiếm được nhiều tiền, hay ít? Câu trả lời chính xác còn tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể và phụ thuộc vào số tiền CEO đem về cho công ty như thế nào.
Nghề giám đốc điều hành kiếm được nhiều tiền, hay ít?
Thoạt nghe nó có vẻ như một câu hỏi lạ lùng. Trước hết, mức chênh lệch thu nhập của CEO các công ty lớn nhất ở Mỹ so với mức trung bình nhân viên công ty họ được nhận đã tăng vọt từ 20 lần năm 1965 đến hơn 300 lần vào năm 2015. Trước đây, những người đứng đầu doanh nghiệp thường là những người giàu có chứ không giống như bác sĩ hay luật sư; nhưng nay họ là một trong người thuộc nhóm siêu giàu.
Mặt khác, việc quản lý các công ty lớn, phức tạp thực sự quan trọng, và bất cứ ai quan tâm đến nền kinh tế Mỹ đều muốn có những người giỏi như họ để chịu trách nhiệm.
Điển hình như Douglas McMillon có thu nhập hơn 19 triệu USD một năm (bao gồm khoản thưởng cổ phiếu) để điều hành Walmart, công ty có 2,2 triệu nhân viên và nửa nghìn tỷ đô la doanh thu mỗi năm. Không cần phải nghi ngờ gì, đó là con số vô cùng lớn.
Nhưng 26 cầu thủ trụ cột giải vô địch quốc gia bóng chày Mỹ còn kiếm được nhiều hơn thế. Đó là một sự đánh cược an toàn rằng tương lai của nền kinh tế Hoa Kỳ phụ thuộc vào kết quả thực hiện các công việc của McMillon hơn so với Albert Pujols, ông chủ đội bóng Los Angeles Angels, ngay cả khi người hâm mộ đội bóng này có thể không đồng ý.
Tất cả những điều này giúp giải thích những băn khoăn về việc điều chỉnh quy định liên quan đến chi trả cho các cấp lãnh đạo Công ty của Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC).
Các công ty niêm yết sẽ được yêu cầu phải tiết lộ mức chênh lệch giữa lương bổng của giám đốc điều hành so với mức trung bình của nhân viên công ty được hưởng. Ý tưởng này nhắm vào các công ty có khoảng cách lương bổng đặc biệt lớn giữa ban điều hành cấp cao so với công nhân bình thường sẽ phải đối mặt với dư luận và nhà đầu tư, từ đó tạọ áp lực buộc họ thu hẹp khoảng cách.
Tác dụng của Quy định mới này giống như “1 mũi tên trúng 2 con nhạn”, một mặt buộc ban giám đốc phải cân nhắc về việc tăng lương cho CEO, mặt khác giúp cho họ dễ dàng có được sự đồng thuận khi xem xét tăng lương cho các cấp bậc ở dưới.
Chúng ta sẽ nhận ra điều đó. Nhưng thực tế đây là sáng kiến chính sách quan trọng nhất về lương của cấp điều hành mang dấu ấn của Tổng thống Obama - và điều luật này cần tới 5 năm mới được thông quá kể từ khi luật Dodd-Frank (quy định chính sách tiền lương của cấp lãnh đạo Công ty được Chính phủ tiếp quản sau khi phá sản trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008) được ban hành vào năm 2010 – tiết lộ mâu thuẫn giữa giới doanh nghiệp và chính phủ Mỹ về việc thực hiện chính sách công khai lý do tại sao lương điều hành đã tăng rất mạnh và những việc cần làm.
Có nhiều lý thuyết về cạnh tranh (và không nhất thiết phải độc quyền) giải thích tại sao lương cấp điều hành ngày càng tăng vọt.
Một là nó phản ánh hình thức tự thỏa hiệp với chính mình của Hội đồng quản trị, những người được mệnh danh là tầng lớp tinh hoa, đứng trên cùng thang quyền lực của doanh nghiệp. Họ có mối liên kết tương đồng về văn hóa để từ đó nảy sinh tâm lý: “Nếu đề ra những chính sách lương bổng hào phóng cho người khác thì mình cũng sẽ được như vậy mà không bị ràng buộc về hiệu quả hoạt động”.
Ngoài ra, đây là một biểu hiện của người thắng cuộc có thể tác động trong nền kinh tế hiện đại, nơi mà người ở cao nhất kiếm được phần thưởng lớn và những người khác chỉ còn phần nhỏ nhoi còn lại.
Trong câu chuyện đầu tiên, về cơ bản C.E.O. được trả lương cao là không hợp lý, lừa dối cổ đông và người lao động. Trong câu chuyện thứ hai, lương của điều hành cấp cao được trả cao thì có vẻ hợp lý hơn hoặc không hợp lý, tùy trường hợp.
Nếu bạn là một giám đốc của công ty mẹ, bạn sẽ sẵn sàng trả hàng chục triệu USD một năm để có được một giám đốc điều hành có thể tăng giá trị của công ty thêm hàng tỷ USD. Trong trường hợp này, ông McMillon là người kiếm tiền điển hình cho Walmart cũng giống như cách Pujols kiếm tiền bằng cách biến một cầu thủ bóng chày trong giải đấu nhỏ thành ngôi sao.
Nhìn chung, những người ủng hộ các quy tắc mới của S.E.C. thường nhìn vào câu chuyện tự thỏa hiệp; Viện Chính sách Kinh tế lưu ý rằng lương C.E.O. thậm chí còn tăng nhanh hơn so với quỹ lương nhóm điều hành cấp cao 0,1% kể từ năm 1979. Và nếu điều đó là đúng, bạn có thể nhìn nhận được vấn đề của tác động từ quy tắc công bố mới. Nếu Hội đồng trả cho CEO quá cao, cho dù vì họ ích kỷ hay ngu ngốc, việc phơi bày tiền lương ra ánh sáng có thể tạo nên một số điều khác biệt.
Nhưng thỏa thuận chi trả lương sẽ biến thành món hời nếu câu chuyện thứ hai gần với sự thật. Nếu CEO được nhận gói lương tám con số bởi vì trong nền kinh tế hiện đại, họ thực sự có giá trị đó, thì Hội đồng quản trị nên phớt lờ các áp lực khi công bố khoảng cách chênh lệch lương.
Và nếu Hội đồng quản trị không muốn đối mặt với áp lực và chỉ trích từ công chúng vì mức chi trả dành cho CEO, các công ty niêm yết vẫn còn một lối thoát đó là tư nhân hóa công ty. Nếu vậy, công ty sẽ không phải thực hiện theo chính sách công bố thông tin. Đây chính là con đường tiềm năng mà nhiều công ty lớn ở Mỹ đã chọn lựa để không phải thấy cảnh chảy máu chất xám và không bị xen vào chuyện điều hành.
Dù bằng cách nào, bộ phim truyền hình dài tập về nguyên tắc lương bổng, đãi ngộ cho các CEO luôn đi theo mô típ: Ngay cả những thay đổi nhỏ trong chính sách xung quanh lương điều hành sẽ không dễ dàng được thông qua vì mâu thuẫn lợi ích nhóm.