Phó Chủ tịch Hội gan mật cảnh báo: Món ăn âm thầm ‘tiếp tay’ phá hủy gan người Việt hay ăn
Theo khuyến cáo của chuyên gia thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, ăn những loại rau thủy canh, rau sống có nhiễm ký sinh trùng đã âm thầm ‘tiếp tay’ phá hủy gan.
Thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ăn những món ăn sống không được nấu chín là thủ phạm phá hủy gan ít người ngờ tới.
Bệnh nhân V.Đ.K (37 tuổi, ở Hà Nội) bị gout cấp và đang uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trong lần đi kiểm tra sức khỏe bác sĩ, khi siêu âm bác sĩ đã phát hiện tổn thương gan ở phân thùy VIII.
Kết quả siêu âm trên khiến cho bệnh nhân K giật mình không hiểu lý do gan bị tổn thương. Vì bệnh nhân bị gout nên ăn uống rất cẩn trọng. Khi bác sĩ điều tra bệnh sử của bệnh nhân thì phát hiện có ăn rau sống và nghi ngờ đây là nguyên nhân gây tổn thương gan do bị nhiễm sán.
Thói quen ăn sống các loại rau thủy sinh rau ngổ, rau rút, rau cần, cải xoong,... đều có nguy cơ nhiễm sán lá gan.
PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, Phó Chủ tịch Hội gan mật Việt Nam, Chuyên khoa Gan mật, Bệnh Viện Medlatec cho biết, bệnh nhân không có triệu chứng đau mạn sườn và không sốt. Tuy nhiên, kết quả kết quả siêu âm có tổn thương và nghi ngờ có thể do sán.
Bệnh nhân đã được làm thêm xét nghiệm, kết quả tổng phân tích máu có công thức bạch cầu ái toan tăng cao; xét nghiệm ELISA cho kết quả dương tính với sán lá gan.
3 cách giúp phòng nhiễm sán lá gan
PGS.TS Ngọc khuyến cáo, "Người bị nhiễm bệnh sán thường có thói quen ăn sống các loại rau thủy sinh (rau ngổ, rau rút, rau cần, cải xoong,...), ăn các đồ chưa nấu chính như gỏi, tiết canh, hoặc uống nước lã có nhiễm ấu trùng sán.
Sán đi vào cơ thể theo đường tiêu hóa và khu trú ở gan tạo nên các ổ áp-xe gan (tổn thương gan). Bệnh nhân bị sán lá gan không được phát hiện sớm sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho gan".
Với thói quen ăn đồ tái, ăn kèm rau sống của người dân Việt Nam đã làm gia tăng số người nhiễm sán lá gan lớn.
Để phòng bệnh, PGS.TS Trịnh Thị Ngọc khuyến cáo với người dân những biện pháp ngăn ngừa nhiễm sán lá gan như:
1. Không ăn cá chưa nấu chín như gỏi cá, cá rán hoặc nấu chưa chín dưới mọi hình thức nào; không ăn rau sống mọc dưới nước, không uống nước lã, không ăn gan sống.
2. Vệ sinh phòng bệnh: ăn chín, uống chín, không dùng phân người nuôi cá, không phóng uế bừa bãi xuống các nguồn nước.
3. Định kỳ tẩy giun sán 6 tháng 1 lần.
Bệnh sán lá gan lớn mắc nhiều nhất là 30 - 40 tuổi. Hầu hết triệu chứng lâm sàng bệnh nhân thường mệt mỏi, có sốt, đôi khi đau bụng âm ỉ không rõ vị trí, gan sưng to và đau.
Ngoài ra, một số bệnh nhân có rối loạn tiêu, dị ứng da - biểu hiện các nốt sẩn trên da gặp chủ yếu ở đùi, mông, lưng, cảm giác ngứa, khó chịu. Một số người bệnh có ho kéo dài, đau tức ngực...
PGS Ngọc cũng cho biết thêm, trong trường hợp có triệu chứng hay bị đau tức hạ sườn cần phải đi khám và làm xét nghiệm loại trừ nguy cơ mắc bệnh sán lá gan. Tìm sán lá gan bằng phản ứng ELISA tuy đơn giản, nhưng cho kết quả chính xác.
Bởi vì, khi sán xâm nhập nhu mô gan chúng tiết ra nhiều kháng nguyên nhất, 2 tuần sau bắt đầu xuất hiện kháng thể (IgG và IgE), nếu thực hiện phản ứng ELISA sẽ dương tính.