Người tiêu dùng ít vung tiền hơn trong mùa mua sắm cuối năm 2022 - Các SMEs Việt cần làm gì để vẫn bán được nhiều hàng?

14/11/2022 13:29 PM | Kinh doanh

Những khảo sát của Criteo và Lazada cho thấy, người tiêu dùng Việt vẫn sẽ vung tiền vào giai đoạn cao điểm mua sắm cuối năm, nhưng họ sẽ cẩn trọng hơn những năm trước. Theo đó, để bán được nhiều hàng dù nguồn lực ít, DN cần tận dụng tốt các công nghệ sale-makerting miễn phí trên các nền tảng online, kết hợp nhuần nhuyễn kênh online – offline, cá nhân hóa chiến lược marketing…

Ngưồn ảnh: KBank
Ngưồn ảnh: KBank

Criteo S.A. (Mã niêm yết sàn chứng khoán: CRTO), công ty truyền thông thương mại, vừa công bố dữ liệu theo mùa trong khu vực Đông Nam Á. Theo Chỉ mục Doanh số của Criteo, doanh số bán lẻ trực tuyến tại Đông Nam Á tăng vọt lên đến 399% vào Ngày Độc thân 2021.

Tại Việt Nam, doanh số bán lẻ trong những ngày đôi được ghi nhận là tăng mạnh trong nửa cuối năm, trong đó, doanh số bán lẻ của ngày 12/12 tăng lên đến 143%, doanh số bán lẻ trực tuyến tăng lên đến 223% vì có nhiều người chuyển sang mua sắm trực tuyến.

Doanh số bán lẻ trực tuyến ở Đông Nam Á đã có một mức tăng tương đối, tăng 4% cùng kỳ năm trước. Một số quốc gia trong khu vực có mức tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước, ví dụ như Việt Nam (tăng hơn 35%) và Singapore (tăng hơn 22%) khi so sánh doanh số mua sắm của người tiêu dùng trong dịp Ngày Độc thân 2021 với doanh số trung bình trong tuần cuối của tháng 10 năm 2021.

Danh mục bán hàng lifestyle dẫn đầu khu vực, làm tăng 19% doanh số trong dịp Ngày Độc thân năm 2021.

Trong năm 2022, khi lệnh cấm đi lại được nới lỏng, doanh số du lịch tăng trưởng đáng kể, tăng 97% so với năm 2020. Các danh mục như Đồ bơi cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi (141%), đồ lót (87%), và đồ liền và đồ bộ (77%) vẫn là những danh mục dẫn đầu xu hướng mua sắm của mùa hè năm nay, so với mùa hè năm ngoái. Điều này phản ánh sự phục hồi nói chung của đời sống xã hội đối với nhiều người tiêu dùng trong khu vực.

dai-dien-phat-bieu-tu-criteo-trong-buoi-hop-bao.png

Ông Mark Gubbels - Giám đốc Thương mại khu vực Đông Nam Á tại Criteo , cho biết: “ Hàng năm, Ngày Độc thân tại Việt Nam chứng kiến sự gia tăng doanh số bán lẻ trực tuyến, một xu hướng lan rộng khắp Đông Nam Á. Do đó, các thương hiệu và nhà bán lẻ phải hiểu rõ bối cảnh người tiêu dùng để tối đa hóa tác động của sự kiện này” .

Doanh số bán hàng các Ngày đôi tăng như thế nào trong năm 2021?

Trên toàn Đông Nam Á, những Ngày Đôi vẫn là dịp mua sắm quan trọng ở nhiều quốc gia, trong đó có Indonesia và Việt Nam. Tuy nhiên, tại Singapore và Malaysia, Ngày Độc thân vẫn là sự kiện mua sắm có quy mô lớn nhất, thu về doanh số hơn gấp đôi so với những Ngày Đôi khác.

Ở khu vực Đông Nam Á: Doanh số bán lẻ trực tuyến vào ngày 10/10 trong năm 2021 tăng lên đến 288%, Doanh số bán lẻ trực tuyến Ngày Độc thân tăng lên đến 399%, Doanh số bán lẻ trực tuyến 12/12 tăng lên đến 453%.

Tại Việt Nam: 12/12 là lễ hội mua sắm được hưởng ứng nhiều nhất, theo sau là Ngày Độc Thân. Cụ thể, Doanh số bán lẻ trực tuyến 10/10 tăng lên đến 104%, Doanh số bán lẻ trực tuyến Ngày độc thân tăng lên đến 128%, Doanh số bán lẻ trực tuyến 12/12 tăng lên đến 143% và Doanh số bán lẻ trực tuyến Thứ Sáu Đen (Black Friday) tăng lên đến 92%.

Doanh số các Ngày đôi 2022 sẽ không tốt như năm ngoái

Tuy nhiên, năm nay, phân tích chỉ số bán hàng của Criteo cho sự kiện 10/10 gần đây nhất chỉ ra khu vực Đông Nam Á ghi nhận doanh số bán hàng trực tuyến tăng lên đến 97% so với tuần trung bình của 1 tháng trước đó, ngày 10-16 tháng 9 năm 2022, thấp hơn nhiều so với 1 năm trước, khi doanh số bán hàng tăng lên đến 136%.

Ngoài ra, doanh số bán hàng theo năm giảm 12% vào ngày 10/10 cùng kì năm ngoái. Việt Nam cũng có xu hướng tương tự, theo đó, doanh số bán hàng tăng lên đến 48% so với doanh số trung bình theo tuần của 1 tháng trước đó.

Tuy nhiên, mức tăng doanh số bán hàng năm ngoái cao hơn, ở mức 125%, cho thấy doanh số bán hàng theo năm giảm còn 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số so với cùng kỳ năm trước của Indonesia và Singapore cũng lần lượt giảm 27% và 21%.

screen-shot-2022-11-02-at-11.13.34-am.png

Các nguyên do quan trọng tác động đến quyết định mua hàng TMĐT của người tiêu dùng.

Còn Theo chia sẻ của ông Sukesh Singh – Trưởng bộ phận Nhóm khách hàng lớn, khu vực Đông Nam Á của Criteo : theo Khảo sát Câu chuyện Người mua hàng khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Criteo, năm 2022, người tiêu dùng mua sắm kết hợp trực tuyến-tại chỗ và luôn muốn có những sự lựa chọn tốt nhất.

Trước Covid-19, người tiêu dùng chủ yếu thích mua bán ở chợ - cửa hàng, nửa sau 2020, đã có sự dịch chuyển đáng kể lên online. Rồi khi quay lại mua sắm tại cửa hàng, họ vẫn sử dụng các trang web của nhà bán lẻ và ứng dụng di động để tham khảo và bổ trợ cho trải nghiệm mua sắm của họ; với 4/5 người tiêu dùng nhận xét có sự cải thiện đáng kể hoặc một số cải thiện trong việc tìm kiếm sản phẩm mà họ dự định sẽ mua.

Hiện tại, người tiêu dùng muốn mua sắm kết hợp cả online lẫn offline, ví dụ như lên website/app xem hàng và tìm hiểu giá cả, sau đó mua hoặc đổi trả tại cửa hàng vật lý. Doanh nghiệp nên phát triển hệ thống cửa hàng vật lý với khoảng cách gần khu dân cư vừa đủ, nhằm tạo ra sự tiện lợi mua sắm cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, người tiêu dùng đánh giá cao quảng cáo có liên quan và được cá nhân hóa, giúp tiếp cận được nhiều hơn người tiêu dùng mới và sẵn có.

Ông Sukesh Singh, chia sẻ thêm: “ Phân tích cho Ngày Đôi 10/10 gần đây của chúng tôi phản ánh xu hướng này khi bán lẻ trực tuyến trong khu vực Đông Nam Á giảm. Theo dự đoán, điều này sẽ tiếp tục khi các sở thích về lối sống (lifestyle) của người tiêu dùng thay đổi khi đời sống xã hội trở lại bình thường và nhiều người tiêu dùng ghé đến cửa tiệm nhiều hơn.

Các nhà bán lẻ cần cố gắng đồng bộ hóa các quảng cáo trực tuyến bổ trợ cho hoạt động mua sắm kết hợp trực tuyến-tại chỗ để tận dụng dịp các Ngày đôi một cách tối đa” .

Các SMEs phải làm gì?

criteo-giup-cac-nha-tiep-thi-va-chu-so-huu-phuong-tien-truyen-thong-dat-duoc-nhung-ket-qua-thuong-mai-tot-hon.png

Một vài giải pháp marketing - PR của Criteo.

Vậy nên, để chuẩn bị cho lễ hội mua sắm vào cuối năm – đặc biệt là những Ngày đôi, các thương hiệu nên ghi nhớ những chỉ dẫn sau để thu hút nhiều người tiêu dùng nhất có thể.

Đầu tiên, trải nghiệm mua sắm kết hợp trực tuyến-tại chỗ không gián đoạn. Các thương hiệu có thể cung cấp cho người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm thuận lợi, tạo nên sự trung thành và tin tưởng bằng cách tích hợp các dịch vụ khách hàng đổi mới và thiết thực, chẳng hạn như Buy online, return in-store (BORIS - Mua trực tuyến, trả lại tại cửa hàng).

Chính sách hoàn trả tiện lợi này là lý do hàng đầu khiến người tiêu dùng quyết định mua một sản phẩm khi mua sắm trực tuyến.

Sử dụng quảng cáo phù hợp với đối tượng mục tiêu. Các thương hiệu có thể đảm bảo tiếp cận nhiều người tiêu dùng mới và sẵn có bằng cách tối ưu hóa dữ liệu - các phân tích từ các trang web/ứng dụng của họ, mang tới quảng cáo nhắm đối tượng tại điểm mua hàng, từ đó tác động đến sự hội tụ bán hàng trực tuyến.

Nếu bạn là SMEs và không có nhiều tiền để đổ vào khuyến mãi hay freeship, thì có thể tập trung vào marketing. Nếu SMEs có chiến lược marketing rõ ràng và cụ thể ngay từ đầu, hướng tới phễu mua hàng của mình, có thể đạt được mục tiêu – KPI đề ra. Mặc dù doanh số cuối năm 2022 sẽ không ồ ạt như năm trước, nhưng nếu biết cách marketing cá nhân hóa, thì vẫn có thể tăng trưởng tốt.

Và kể cả không bán được nhiều hàng, doanh nghiệp cũng nên duy trì sự hiện diện của mình trên các kênh khác nhau nhằm xây dựng thương hiệu, khiến khách hàng cảm thấy gắn bó với sản phẩm, trở thành top of mind của người dùng. Nếu có thể làm tất cả những điều này, thì khi thị trường quay trở lại tốt như trước kia, chúng ta sẽ không phải lo sẽ không bán được hàng ”, ông Sukesh Singh khuyến nghị.

Tận dụng tốt các công nghệ sale-makerting miễn phí trên các nền tảng online

lazada-bao-cao-quy-3.2022-infographic-5-du-doan-xu-huong-chuyen-doi-so.png

Còn theo một khảo sát gần đây của Lazada, quý IV năm nay sẽ là giai đoạn mua sắm cao điểm nhất trong năm vì có nhiều lễ hội quan trọng diễn ra. Bên cạnh đó, người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm cho các dịp lễ hội và chuẩn bị cho Tết truyền thống sớm hơn thường lệ, có thể bắt đầu từ cuối tháng 11, đầu tháng 12.

Trong đó, nhu cầu mua các mặt hàng về làm đẹp, thời trang, điện tử, nội thất nhà cửa, thực phẩm được dự đoán sẽ tăng cao.

Người tiêu dùng sẽ tiếp tục duy trì mua sắm nhưng với tâm lí cân nhắc và thận trọng. Do vậy, TMĐT được dự đoán là kênh mua sắm được ưa chuộng và đón sóng truy cập cao trong giai đoạn cuối năm vì sự tiện lợi, nhanh chóng, lựa chọn đa dạng, cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí.

Người dùng Việt sẽ tiếp tục hướng đến chi tiêu hiệu quả, thông minh thông qua việc lựa chọn mua hàng vào các dịp Lễ hội mua sắm lớn cuối năm như 12/12, Tết trên TMĐT để tận hưởng các ưu đãi về giá. Đồng thời, họ cũng chủ động tìm kiếm các ưu đãi khác như voucher giảm giá, miễn phí vận chuyển và tích cực tham gia các chương trình mua sắm kết hợp giải trí để tiết kiệm chi tiêu.

Nắm bắt giai đoạn này, các thương hiệu và nhà bán hàng sẽ tiếp tục xu hướng chuyển đổi số lên TMĐT. Đây là thời điểm các doanh nghiệp cần tận dụng và tối ưu hóa các công cụ hỗ trợ, tính năng trên sàn TMĐT để mở rộng tiếp cận khách hàng mục tiêu, từ đó tối ưu tỷ lệ chuyển đổi và tăng trưởng mạnh doanh thu trực tuyến.

Đơn cử, Các Dịch Vụ Tài Trợ Lazada (Lazada Sponsored Solutions) đang thu hút sự tham gia của đông đảo thương hiệu và nhà bán hàng, tăng khoảng hơn 107% trong quý III/2022 so với cùng kỳ năm ngoái.

Tóm lại, để bán được nhiều hàng dù nguồn lực ít, DN cần tận dụng tốt các công nghệ sale-makerting miễn phí trên các nền tảng online, kết hợp nhuần nhuyễn kênh online – offline, cá nhân hóa chiến lược marketing…

Quỳnh Như

Cùng chuyên mục
XEM