Năm 2023: Tài chính hay công nghệ mới là thách thức của SME trong thương mại điện tử Việt Nam?

04/11/2022 14:27 PM | Kinh doanh

Chiều ngày 26/10, Công ty CP công nghệ Haravan phối hợp cùng Ngân hàng Đại chúng TNHH KASIKORNBANK (KBank) tổ chức sự kiện trực tuyến chuyên đề “Xu hướng và cơ hội tăng trưởng với Thương Mại Điện Tử trong 2023”.

`Tại sự kiện, các diễn giả đã chai sẻ về các nội dung, chủ đề gồm: Xu hướng kinh doanh thương mại điện tử trong 2023, đặc biệt là trong ngành bán lẻ và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng kinh doanh; Tình hình kinh tế Việt Nam và khu vực Đông Nam Á nói chung để làm rõ những thách thức và khó khăn các doanh nghiệp cần phải đối mặt trong năm tiếp theo; Chia sẻ kinh nghiệm, tư duy quản lý dòng tiền và huy động vốn kinh doanh thuận lợi.

Thị trường thương mại điện tử là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất Việt Nam

1(1).jpg

Mở đầu sự kiện trực tuyến “Xu hướng và cơ hội tăng trưởng với Thương Mại Điện Tử trong 2023”, ông Nguyễn Mạnh Tấn, Giám đốc Marketing công ty cổ phần công nghệ Haravan đưa ra nhận định về tổng quan thị trường thương mại điện tử: Thương mại điện tử là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất tại Việt Nam. Năm 2020 tổng doanh thu thị trường là 13,2 tỷ USD và đến năm 2025, con số này được dự báo lên đến 52 tỷ USD, tăng gấp 4 lần.

Theo thống kê của Công ty Cổ phần Công nghệ Haravan với hơn 5000 nhà kinh doanh online hiện kinh doanh trên nền tảng Haravan, gần 60% đơn hàng online được đặt mua trên các sàn thương mại điện tử phổ biến như Shopee, Lazada, Tiki, các kênh mạng xã hội phổ biến và nổi bật gần đây nhất là Tik Tok Shop. Từ khi ra mắt, Tik Tok Shop đã giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh hơn, đặc biệt là thế hệ trẻ genZ và tạo được một cơn “bão” doanh số cho rất nhiều nhà kinh doanh online tại Việt Nam.

Nói về xu hướng kinh doanh trong thời gian tới có khả năng thay đổi, ông Tấn chia sẻ: “Mô hình Bán lẻ đa kênh Omnichannel (kết hợp bán hàng online với bán hàng online), kinh doanh D2C - Direct to consumer (xây dựng quy trình bán hàng trực tiếp đến khách hàng) “Thương mại hội thoại” và ‘livestream trên các trang mạng xã hội’ kết hợp với các KOL (Key Opinion Leader - Người có sức ảnh hưởng dư luận), KOC (Key Opinion Consumer - Người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trên thị trường), là 4 xu hướng kinh doanh tiềm năng được người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt yêu thích, giúp doanh nghiệp tiếp cận và tương tác trực tiếp hơn với khách hàng trong thời gian tới. Các doanh nghiệp thương mại điện tử nên ứng dụng 4 mô hình kinh doanh mới mẻ này để tiếp cận, thu hút khách hàng tốt hơn; tăng doanh thu và cắt giảm chi phí; xây dựng uy tín cho thương hiệu. Đồng thời, việc tận dụng công nghệ để tối ưu hiệu quả vận hành kinh doanh cũng tạo nên nhiều thành công ấn tượng cho các doanh nghiệp Việt.”

Dự đoán về nhu cầu tiêu dùng trên thị trường thương mại điện tử, đặc biệt là ngành bán lẻ trong thời gian tới, ông Tấn cho biết thêm: “Thị trường thương mại điện tử trong giai đoạn này được dự báo sẽ rất cạnh tranh khi các dịp lễ tương đối gần nhau. Nhiều nhà bán lẻ sẽ tung ra hàng loạt khuyến mãi cùng với đó là các hoạt động marketing nhằm thu hút khách hàng”. Đây chính là cơ hội tiềm năng cho các doanh nghiệp sẵn sàng kế hoạch chạy nước rút trong giai đoạn cuối năm 2022, đầu năm 2023.

Hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME/MSMEs) là “xương sống” của nền kinh tế, với tỷ trọng đóng góp GDP khoảng 30%

Cũng tại sự kiện trực tuyến, ông Nguyễn Lê Tiền Nghệ, Product Manager ngân hàng KBank, chia sẻ về tình hình kinh tế Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, những thách thức và khó khăn doanh nghiệp sẽ đối mặt trong thời gian sắp tới, cách quản lý dòng tiền và giải pháp huy động vốn kinh doanh.

2.jpg

Ông Nghệ khẳng định: “Tình hình kinh tế khu vực trong năm 2022, các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng hiện tại đã khôi phục hoàn toàn ngang với trước khi đại dịch xảy ra. Trong đó, tình hình kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ nhất, dẫn đầu trong nhóm các quốc gia Đông Nam Á với với tỷ lệ tăng trưởng GDP vào khoảng 6% năm 2022 theo dự đoán quỹ tiền tệ IMF. Trong Quý 2 năm 2022 tăng trưởng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái”.

Song song đó, vẫn tồn tại những khó khăn và thử thách duy trì tại quốc gia về việc kiểm soát vấn đề lạm phát, tiền tệ và việc chịu ảnh hưởng bởi các cuộc thương chiến gây mất ổn định kinh tế nội tại, tình trạng vật giá tăng cao, giá xăng dầu leo thang khiến rủi ro về suy thoái toàn cầu có thể ảnh hưởng trong tương lai.

“Hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME/MSMEs) là “xương sống” của nền kinh tế, với tỷ trọng đóng góp GDP khoảng 30%. Tỷ trọng đóng góp GDP của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng từ 29,3% năm 2017 cho đến 29,6% năm 2021, với lượng khách hàng có thể tăng trưởng lên đến 37 triệu trong vòng 10 năm sắp tới. Đây là tín hiệu vô cùng tốt” - Ông Nghệ chia sẻ. Khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp thường vướng phải và chật vật tìm cách giải quyết là “Nguồn vốn”. Hiện nay, Việt Nam đang có khoảng 800.000 doanh nghiệp trong đó 97% là doanh nghiệp SMEs. Tuy nhiên, 41% doanh nghiệp SMEs đang đứng trước tình thế khó tiếp cận vốn vay.

Về vấn đề trên, theo ông Nghệ, “Thông thường, các doanh nghiệp sẽ tìm đến sự hỗ trợ tài chính ở phía ngân hàng nhưng thủ tục luôn khá phức tạp. Cộng thêm ở thời điểm hiện tại, phía ngân hàng nhà nước đang thắt chặt tiền tệ, khiến các ngân hàng thành viên không thể hỗ trợ khách hàng vay quá nhiều và “huy động lãi suất” khiến lãi suất tiền gửi tăng cao dẫn đến lãi suất cho vay tăng theo”.

Trước bối cảnh các xu hướng kinh doanh thương mại điện tử có sự chuyển đổi và khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, Công ty cổ phần công nghệ Haravan đã ký kết hợp tác thành công với Ngân hàng Đại chúng KBank triển khai gói vay tín chấp Haravan Finance x KBank đồng hành với các doanh nghiệp SMEs đang có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn dự bị cho các kế hoạch phát triển và duy trì ổn định hoạt động kinh doanh. Đây là giải pháp tài chính hữu hiệu kết nối doanh nghiệp SMEs tiếp cận nguồn ưu đãi và đánh giá khả năng tài chính doanh nghiệp qua thông tin về lịch sử báo cáo kinh doanh được đồng bộ trên cơ sở dữ liệu Haravan, giúp cả phía doanh nghiệp và ngân hàng tiết kiệm được 70% thời gian và quy trình kiểm định giải ngân so với mô hình vay truyền thống.

Giải thích về sự tin chọn cũng như cơ hội hợp tác bền vững giữa Ngân hàng TNHH Đại chúng KBank và Công ty Cổ phần Công nghệ Haravan, đại diện KBank chia sẻ: “Để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng, ngoài đầu tư vào chất lượng sản phẩm, việc áp dụng yếu tố công nghệ vào quá trình kinh doanh rất quan trọng. Haravan là một nền tảng công nghệ hiện đại với độ phủ sóng cao. Nhờ đó, các khách hàng Haravan có thể tận dụng được dữ liệu kinh doanh để chứng minh năng lực tài chính minh bạch để tiếp cận nguồn vốn vay tại ngân hàng KBank mà không cần cung cấp rườm rà các giấy tờ truyền thống.”

Tham gia đối thoại trực tuyến với doanh nghiệp, ông Lê Anh Tuấn - Founder & CEO, Firstcom Digital đã tiếp nhận trực tiếp, giải đáp và làm rõ nhiều thắc mắc từ các doanh nghiệp về quản lý dòng tiền và tận dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả tại buổi đối thoại.

Ông Lê Anh Tuấn cho biết về xu hướng kinh doanh trên các kênh Thương mại điện tử quen thuộc như Facebook, Livestream, sàn thương mại điện tử hay Tik Tok Shop sẽ phù hợp với loại hình doanh nghiệp bán lẻ, như thời trang, mẹ và bé, mỹ phẩm, phụ kiện điện thoại, hàng công nghệ... Để tăng trưởng kinh doanh trên các kênh này, doanh nghiệp cần xác định rõ nhóm đối tượng phù hợp với phân khúc sản phẩm và kênh bán tương ứng với đối tượng hướng đến. Tiếp đó doanh nghiệp nên có sự kiểm soát chặt chẽ về việc quản lý dòng tiền hiệu quả trước thực tế vay vốn bắt đầu khó và nhu cầu mua sắm có thể giảm khi xảy ra lạm phát khiến biên lợi nhuận có nguy cơ giảm suất, những rủi ro về hàng hóa, tiền bạc sẽ phức tạp hơn.

Để quản lý tốt dòng tiền một cách khoa học mỗi doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống tính chính xác số tiền chi thu định kỳ, nguồn tiền xoay chuyển. Nên triệt để áp dụng công nghệ trong quản lý kho, quản lý đơn, dự báo nhu cầu. Ông Tuấn cho rằng việc sử dụng tốt công nghệ sẽ giảm tải các sai sót, kịp thời phát hiện rủi ro và có cơ sở chuẩn bị nguồn vốn để duy trì hoạt động kinh doanh, cân nhắc tiến độ nhập hàng phù hợp và thời điểm đưa sản phẩm ra thị trường trong thời kỳ biến động và thời điểm “vàng” cuối năm nay.

Trong sự kiện, có doanh nghiệp đã đưa lên tình huống cần được tháo gỡ về khó khăn trong quyết định kế hoạch nhập hàng và đẩy hàng trong mùa Tết cận kề và phương án quản trị được dòng vốn hiệu quả với tính chất thị trường chuyển động linh hoạt như các diễn giả đã chia sẻ. Giải đáp cho thắc mắc được đề ra, ông Tuấn cho biết “Đầu tiên doanh nghiệp cần phân tích tiềm năng nhu cầu của khách hàng và mức độ sẵn sàng chi trả. Sau đó, lập kế hoạch truyền thông và ước tính sản lượng đơn để có kế hoạch nhập hàng tương ứng. Đây là sự hòa hơp giữa 3 yếu tố: sản phẩm chất lượng, xây dựng kênh truyền thông, xây dựng mối quan hệ với đối tác.” Xem lại toàn bộ buổi hội thảo tại đây.

Haravan là công ty công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp bán hàng đa kênh và marketing online, đối tác của hơn 50.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị trường Việt Nam. Với sự ra mắt chính thức đến người dùng năm 2014, hiện nay Haravan là đối tác công nghệ chiến lược với Meta (Facebook) và Google tại Việt Nam giúp nâng tầm phát triển mạnh mẽ và mở rộng các giải pháp quản lý, bán hàng, tiếp thị trong kinh doanh cho các doanh nghiệp đang sử dụng nền tảng.

Ngân hàng Đại chúng Kasikorn (gọi tắt là KBank) là Ngân hàng lớn thứ hai tại Thái Lan (về tổng tài sản) và là ngân hàng số hàng đầu trong khu vực châu Á. Hiện nay, Ngân hàng Kasikorn Thái Lan đã có mặt tại 16 quốc gia trên thế giới, và đang cung cấp dịch vụ cho hơn 20 triệu khách hàng, trong đó có 1,85 triệu người trong khu vực AEC+3. Ngoài ra, KBank hiện có 82 đối tác tài chính trên toàn cầu và đang đầu tư vào hơn 20 công ty khởi nghiệp thông qua quỹ KASIKORN VISION.


Hà My

Từ khóa:  haravan , kbank
Cùng chuyên mục
XEM