Ngoài xã hội, 6 biểu hiện này sẽ khiến bạn trông càng yếu đuối, dễ bị bắt nạt

13/06/2023 08:17 AM | Sống

Có thể bạn không phải là người yếu kém nhưng nếu lỡ vô tình có những biểu hiện sau trong giao tiếp sẽ bị người khác đánh giá thấp, thậm chí là coi thường, bắt nạt.

1. Thiếu giao tiếp bằng mắt

Giao tiếp bằng mắt là một cách quan trọng để tạo nên sự kết nối và thể hiện sự tự tin. Khi chúng ta thiếu giao tiếp bằng mắt trong các tình huống xã hội, chúng ta dễ bị đánh giá là thiếu tự tin hoặc không đáng tin tưởng. Tránh ánh mắt của ai đó sẽ khiến bạn mất đi thiện cảm ngay từ lần gặp đầu.

Ngoài xã hội, 6 biểu hiện này sẽ khiến bạn trông càng yếu đuối, dễ bị bắt nạt: Đi học bị xa lánh, đi làm bị coi thường, khó tìm được bạn đời - Ảnh 1.

Giao tiếp bằng mắt tốt không phải là điều quyết định việc bạn có được nhận vào một vị trí công việc nào đó hay không nhưng bạn chắc chắn có thể vụt mất cơ hội đó nếu mắc phải lỗi. Vậy nên bài học đầu tiên trong giao tiếp bằng mắt chính là hãy bắt tay đối phương và nhìn thẳng vào mắt họ một cách thoải mái, vui vẻ khi trò chuyện. Ngoài ra khi giao tiếp, bạn cũng không nên nhìn vào khoảng tường vô định hoặc cứ nhìn 2 bàn tay đan vào nhau chỉ càng thêm "tố giác" sự căng thẳng của bạn. 

Ánh mắt lơ đãng trong khi thảo luận cũng khiến bạn mất điểm. Có trình độ, có phong cách riêng, làm việc chăm chỉ là những điều kiện cần để thăng tiến trong công việc. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ. Trong những buổi thảo luận, nếu bạn không nhìn đồng nghiệp khi họ trình bày vấn đề hay phớt lờ việc trao đổi, lắng nghe ý kiến từ họ thì bạn đang tự đánh mất cơ hội. 

2. Im lặng hoặc nói lắp

Trong cuộc trò chuyện, việc quá im lặng hay nói lắp bắp đều có thể tạo ấn tượng xấu với người đối diện. 

Nhiều người có thói quen im lặng trong mọi cuộc thảo luận, có thể bí ý tưởng, chưa tự tin hay do tính cách hướng nội. Nhưng nếu bạn quá im lặng sẽ khiến người khác đánh giá không cao về bạn, họ cho rằng bạn kém năng động, kém hiểu biết. 

Chính vì thế, hãy tham gia tích cực vào cuộc trò chuyện, bày tỏ quan điểm và ý tưởng của bạn một cách rõ ràng. Đồng thời hãy thể hiện sự tự tin và khả năng suy nghĩ của bạn. Đừng ngại bày tỏ ý kiến riêng của bạn, nhưng cũng lắng nghe quan điểm của người khác và thiết lập không gian giao tiếp tích cực. 

Ngoài xã hội, 6 biểu hiện này sẽ khiến bạn trông càng yếu đuối, dễ bị bắt nạt: Đi học bị xa lánh, đi làm bị coi thường, khó tìm được bạn đời - Ảnh 2.

Còn về nói lắp thì đây là tật ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống bởi người mắc tật nói lắp thường khó giao tiếp với người khác. Người nói lắp hiểu được bản thân cũng như mọi người xung quanh, không hề gặp vấn đề về suy nghĩ. Tuy nhiên họ lại không thể diễn đạt câu từ một cách dễ hiểu vì lặp đi lặp lại một âm tiết, kéo dài cụm từ, không thể phát âm rõ khi đang nói. 

Việc nói lắp ở tuổi trưởng thành gây ra rất nhiều bất tiện trong cuộc sống. Hơn nữa, việc áp dụng những cách chữa tật nói lắp ở người lớn cũng không ngay lập tức có tác dụng trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, người có tật nói lắp cần kiên trì thực hiện những cách chữa tật để có kết quả tốt.

3. Thiếu tự tin trong ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể cũng là cách để truyền đạt thông tin, có hiệu quả mạnh mẽ như lời nói và thậm chí còn hơn thế nữa nếu bạn biết cách tận dụng. 

Ngôn ngữ cơ thể của chúng ta có thể truyền tải nhiều thông điệp. Ngôn ngữ cơ thể tiêu cực như khom lưng, cong lưng, khoanh tay hoặc đút túi có thể khiến người khác có ấn tượng rằng bạn thiếu tự tin. 

Chính vì vậy, bạn cần biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể để trở nên tự tin, thần thái hơn. Đó có thể là thường xuyên giao tiếp bằng mắt, hơi nghiêng người về phía trước, giữ đầu thẳng đứng, tư thế thẳng lưng và thoải mái, giữ tay trong tầm nhìn, hướng bàn chân về phía người đối thoại, làm chủ không gian, cười nhẹ,… Tất cả những điều này đều thể hiện sự cởi mở, tự tin, tạo thiện cảm. 

Ngoài xã hội, 6 biểu hiện này sẽ khiến bạn trông càng yếu đuối, dễ bị bắt nạt: Đi học bị xa lánh, đi làm bị coi thường, khó tìm được bạn đời - Ảnh 3.

4. Luôn nghe theo người khác, thiếu tính chủ động

Quá nuông chiều người khác, không bày tỏ quan điểm cũng như nhu cầu bản thân có thể khiến bạn trở nên bị mờ nhạt trong mắt mọi người. 

Bạn không muốn mình yếu đuối hay bị người khác bắt nạt thì cần học cách thể hiện bản thân, quyết đoán trong mọi việc. Đừng ngại tham gia vào các cuộc tranh luận mang tính xây dựng với những người khác. Đây cũng là cơ hội để bạn thể hiện khả năng tư duy và đưa ra quyết định của mình.

5. Dễ bị ảnh hưởng bởi người khác 

Trước đây, nếu không có sự hỗ trợ của "bộ lạc" thì chúng ta không thể tồn tại trước thiên nhiên khắc nghiệt và thú dữ. Đó là lý do con người sợ bị từ chối và luôn tìm kiếm sự chấp thuận của cộng đồng như một bản năng sinh tồn.

Nhưng xã hội đang ngày càng phát triển và con người trở nên phức tạp hơn nhiều so với thời phân chia "bộ lạc", vì thế việc làm hài lòng tất cả là một điều không thể. Nghĩa là hãy trở thành người mà bạn muốn, không phải để làm hài lòng hoặc gây ấn tượng với bất kỳ ai. Đó là bản sắc cá nhân, cũng như cách bạn trân trọng bản thân mình hơn. Hãy sống có chính kiến, đừng dễ bị ảnh hưởng bởi người khác.

6. Khiêm tốn thái quá

Mặc dù khiêm tốn là một đức tính tốt nhưng sự khiêm tốn quá mức có thể bị người khác hiểu là sai. Họ sẽ nghĩ lòng tự trọng của bạn quá thấp, thiếu tự tin. Họ cũng có thể đánh giá năng lực của bạn thấp nếu bạn quá khiêm tốn. 

Vì vậy, bạn cần phải tin vào giá trị và khả năng của bản thân, đừng đánh giá thấp những đóng góp cùng thành tích của chính mình. 

Ứng Hà Chi

Cùng chuyên mục
XEM