Khi nào bạn nên sa thải nhân viên?

06/05/2013 17:37 PM | Nghề nghiệp

Bốn dấu hiệu: Không hoàn thành công việc được như mong đợi, không thích nghi với sự thay đổi, thiếu đam mê và động lực làm việc và không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

Không phải tất cả nhân viên ai cũng phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu của công ty bạn. Giữ một nhân viên không đem lại lợi ích có thể gây tổn hại đến doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty nhỏ. Nếu thành viên trong công ty có một trong 4 dấu hiệu sau, đã đến lúc bạn nên để họ ra đi.

1. Không hoàn thành công việc được như mong đợi

Điều này phụ thuộc vào việc bạn đánh giá nỗ lực của nhân viên thế nào. Nếu họ không đạt được kỳ vọng đặt ra tháng này qua tháng khác đồng nghĩa với việc những nhân viên này có thể không phù hợp với hoạt động kinh doanh của bạn. Để họ tiếp tục làm việc không chỉ làm túi tiền của bạn vơi đi mà những nhân viên này còn đẩy trách nhiệm lên đồng nghiệp khác, dẫn đến tình trạng căng thẳng trong công ty.

Giải pháp đối với một nhân viên năng lực yếu là bạn có thể đưa ra cho người này kế hoạch cải thiện chất lượng công việc trong ngắn hạn. Nếu sau quãng thời gian này, hiệu quả công việc của nhân viên vẫn không cải thiện thì bạn nên để họ tìm công việc khác phù hợp hơn và tìm người khác thay thế.

2. Không thích nghi với sự thay đổi

Tăng trưởng có ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt đối với các công ty nhỏ, thường xuyên thay đổi. Nếu một nhân viên lúc ban đầu được tuyển dụng có năng lực tốt nhưng không bắt kịp được với sự thay đổi của công ty thì chẳng mấy chốc họ sẽ không còn phù hợp với công việc kinh doanh của bạn. Doanh nghiệp nào cũng cần phải tiếp tục cải thiện, phát triển để thành công và nhân viên của những doanh nghiệp này cũng thế.

Mattthew Bellows, CEO của hãng Yesware nhấn mạnh: “ Sự thay đổi là điều tất yếu, đặc biệt là tại công ty có tốc độ dịch chuyển nhanh. Các nhân viên cần phải học cách nghi với điều này và nâng cao năng lực của họ”. Vị giám đốc điều hành này còn cho biết: “Chúng tôi cần giữ cho những kỹ năng làm việc phát triển kịp với sự vận động của công ty”.

3. Thiếu đam mê và động lực làm việc

Thật dễ dàng để duy trì động lực trong giai đoạn làm việc đầu tiên nhưng cùng với sự phát triển của công ty, những va chạm xảy ra thì điều này không còn dễ dàng. Và đây là thời điểm nhận ra ai là người phù hợp cũng như cam kết gắn bó lâu dài với công ty.

 CEO Bellows từng cho biết:  “Tất cả mọi người vượt qua được quá trình phỏng vấn của chúng tôi đều tỏ ra hứng thú với cơ hội làm việc sắp tới. Nhưng chúng tôi cần duy trì thậm chí nâng cao đam mê của họ trong những tháng sau đó”. Tuy nhiên ông cũng nói: “Mọi người sẽ không thể duy trì được cảm giác đam mê, dũng cảm tại tất cả thời gian làm việc. Nhưng chúng tôi đánh giá cao những nhân viên luôn cố gắng giữ vững nhiệt huyết và say mê đối với công việc”

4. Không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp

Phần lớn thời gian, nhà quản lý thường tập trung vào việc tuyển dụng nhân viên với kỹ năng phù hợp nhưng lại bỏ qua sự quan trọng của việc thấu hiểu những mực tiêu của doanh nghiệp. Giám đốc quản lý tập đoàn Foundry từng viết cho tờ Wall Street Journal: “ Nhiều người thường mặc định chọn nhân viên có khả năng cao nhưng ít phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Đây là sai lầm chết người khi khởi nghiệp kinh doanh, đó chính là chọn sai người làm việc cho bạn. Có thể những nhân viên này có kỹ năng tốt phù hợp với tiêu chí tuyển dụng nhưng việc quản lý, sắp xếp họ vào nhóm làm việc của bạn sẽ rất khó khăn”.

Feld còn cho biết thêm: “Đặc biệt nếu những nhà lãnh đạo đứng đầu tuyển dụng nhân viên phù hợp với họ thay vì công ty sẽ càng tạo ra sự phân tán ngay trong doanh nghiệp” . Theo ông ứng viên hoàn hảo nhất là người văn hóa phù hợp với mức năng lực vừa phải. Một người có tham vọng sẽ tìm cách để học hỏi thêm kỹ năng mới trong khoảng thời gian ngắn.

Những bước tiếp theo

Nếu bạn đã đánh giá năng lực nhân viên, thái độ, động lực đối với công việc và sự phù hợp về văn hóa và quyết định điều tốt nhất cho doanh nghiệp là để họ ra đi thì bạn nên cân nhắc đến quy định pháp luật. Tại Mỹ, điều quan trọng nhất phải cân nhắc khi quyết định sa thải một nhân viên cần lý do hợp lý. Thậm chí nếu cơ hội thay đổi quyết định của bạn bởi những lý do liên quan đến độ tuổi, giới tính, quốc tịch, chủng tộc, lãnh thổ thì bạn cũng nên tham khảo ý của luật sư hoặc các chuyên gia nhân sự trước khi đưa ra quyết định.

Ngoài ra nên có hai người trong phòng khi bạn thông báo về việc sa thải với một nhân viên. Điều đó không những giúp bạn giữ thái độ hợp lý, kiểm soát cảm xúc trong cuộc nói chuyện mà sự xuất hiện của người khác có vai trò nhân chứng trong trường hợp nhân viên này khiếu kiện công ty.

Kim Thủy

thuyntt

Cùng chuyên mục
XEM