2012 - Năm chứng kiến lượng nhân viên bị sa thải kỷ lục

16/01/2013 20:00 PM | Nghề nghiệp

(CafeBiz) Mặc dù thị trường việc làm đã có dấu hiệu phục hồi vào năm 2012, nhưng tỉ lệ cắt giảm nhân viên ở mức đáng e ngại vẫn không dừng lại.

Hàng loạt các công ty đã sa thải hàng nghìn nhân viên của mình, trong số đó, các công ty làm ăn thua lỗ nặng thì hiển nhiên nằm trên chóp cùng trong danh sách công ty sa thải nhân viên nhiều nhất.

Công ty Hewlett-Packard (HP), hiện đang trong tình trạng “ế ẩm”  vì không được nhiều nhà đầu tư để ý đang đứng trên bờ vực bị phá sản vì khó có thể trụ vững, sau khi sa thải 27.000 nhân viên vào tháng 5. Con số này rất có thể sẽ tăng mạnh nếu các bộ phận công nghệ chủ chốt vẫn phải vật lộn về doanh số bán hàng. Sự thôn tính sai lầm hãng phần mềm Autonomy hầu như là nguyên nhân chính dẫn đến việc cắt giảm nhân viên ở mức báo động, mà theo HP, nước cờ này đã mang lại cho HP mức lơi nhuận thấp hơn so với dự đoán. CEO Meg Whitman cho biết doanh thu của HP sẽ không được cải thiện trong 2 năm tới. 

Công ty bánh Hostess đã phải nộp đơn xin phá sản theo chương 11 của luật phá sản Mỹ quá nhanh chóng đến nỗi dư luận mới chỉ kịp vỡ lẽ rằng nhà sản xuất Twinkies có thể bị phá sản. Mối bất đồng giữa quản lí và lao động không cải thiện trong suốt quá trình đàm phán, do đó 18.500 người buộc phải nghỉ việc. 

(Chương 11 của Luật Phá sản Mỹ được thông qua vào năm 1978 và có hiệu lực vào tháng 10/1979, khuyến khích các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao, giúp nền kinh tế thích ứng với sự thay đổi theo thời đại và cho các nhà quản trị cơ hội để khắc phục những sai lầm trong quá khứ. Khi một công ty nộp đơn xin phá sản theo chương 11, người ta còn gọi là xin bảo hộ phá sản, tức công ty được bảo hộ khỏi sức ép trả nợ).
 
Nếu như tình trạng cắt giảm lao động đã xảy ra ở các ngành công nghệ, thực phẩm, thì ngành hàng không cũng không phải là một ngoại lệ. Hãng hàng không AMR, công ty mẹ của American Airlines cũng nộp đơn xin phá sản theo chương 11, và cho 13.000 người nghỉ việc khi cố chứng tỏ rằng việc cắt giảm lao động sẽ cải thiện lợi nhuận của hãng. 

Động thái này là một phần trong kế hoạch kéo công ty ra khỏi bờ vực phá sản, cũng là mục tiêu độc lập và hấp dẫn về tàu sân bay lớn hơn. Kế hoạch này đã mang lại thành công cho AMR, và hãng này sẽ được  US Airways Group mua lại. Sự hợp nhất giữa các hãng hàng không chắc chắn sẽ dẫn đến một đợt cắt giảm nhân sự khác. 

Không kém cạnh, tập đoàn đa ngành Citigroup cũng đã cho 11.000 nhân viên nghỉ việc. Ban giám đốc sẽ không chỉ dừng lại ở con số này. CEO Vikram Pandit bị sa thải và  thay vào đó là chuyên gia cắt giảm chi phí Michael Corbat. Vị giám đốc điều hành mới được dự đoán là sẽ thực hiện tiếp một đơt cắt giảm biên chế khác khi ông này đã đóng cửa các bộ phận kinh doanh hoạt động kém hiệu quả với nỗ lực cải thiện lơi nhuận. 

Sau cùng thì ngành công nghiệp nước giải khát và đồ ăn nhanh mới là ngành mà có số nhân viên bị nghỉ việc nhiều nhất. Tập đoàn PepsiCo phải vật lộn với tình hình kinh doanh chậm chạp của loại đồ uống chủ chốt và không còn cách nào khác là phải cho 8.700 lao động nghỉ việc. Hãng này có lẽ đã phải hi sinh nhiều khi CEO Indra Krishnamurthy Nooyi phải trầy trật giữ vững chiếc ghế của mình  sau áp lực phố Wall về việc nâng đỡ giá cổ phiếu của công ty. 

Hai trong số những công ty bán lẻ hoạt động yếu kém nhất nước cũng đã cắt giảm biên chế, và tình hình này sẽ không dừng lại. Dây chuyền sản xuất thực phẩm khu vực Fool Lion cho sa thải 4.900 nhân viên. Công ty này có khoảng 1.200 cửa hàng. 

J.C. Penney Co., tập đoàn bán lẻ gặp nhiều rắc rối nhất ở Mỹ cắt giảm 4.700 lao động sau khi giám đôc điều hành Ron Johnson nhận ra con số doanh thu đã giảm xuống 20%.

Hầu hết những công ty thực hiện động thái cắt giảm biên chế đều có ít nhất 1 điểm chung, đó là các công ty này đều nằm trong sự điều hành của các CEO đã bị mất việc giữa áp lực nặng nề về việc phải cải thiện kết quả kinh doanh đang có chiều hướng đi xuống. 

Phong Linh

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM