'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

30/03/2025 18:41 PM | Bất động sản

Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

Hệ thống các hangar nói trên thuộc Dự án thành phần 4 Sân bay quốc tế Long Thành. Theo kết quả lựa chọn nhà đầu tư về xây dựng và kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay do Bộ GTVT (cũ) công bố hồi cuối năm ngoái, VAECO - một doanh nghiệp thành viên của Vietnam Airlines đã trúng thầu 2/4 dự án (lô 1 và lô 4) tại sân bay này. Vietnam Airlines có ý muốn đầu tư tiếp 2 lô còn lại.

Dịch vụ bảo dưỡng tàu bay được ví như “miếng bánh”, hãng nào sở hữu được nó sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn trong hoạt động kinh doanh vận tải, nhất là đối với những hãng đang có đội tàu bay hùng hậu.

Hiện tại, cả nước có 5 hãng bay, nhưng chỉ Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines có hangar. Vietjet - hãng hàng không tư nhân, với số lượng tàu bay gần "đuổi kịp" Vietnam Airlines, hiện vẫn chưa thiết lập được hangar tại Việt Nam, phải đưa tàu bay ra nước ngoài bảo dưỡng, với thời gian và chi phí lớn.

Xung quanh vấn đề này, hôm 20/3, sau khi thị sát tiến độ các dự án thành phần ở Sân bay Long Thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ Xây dựng căn cứ quy định pháp luật, quyết định theo thẩm quyền, bảo đảm việc tiếp cận bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư; trên tinh thần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, và tuyệt đối không để "chạy chọt", "xin cho", tham nhũng ở đây.

Theo đó, Bộ này được giao phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt để Vietnam Airlines triển khai xây dựng và kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay tại lô số 1 và lô số 2; giao Hãng hàng không Vietjet đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay tại lô số 3 và lô số 4.

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?- Ảnh 1.

Chưa có hangar ở Việt Nam, Vietjet chưa thể chủ động trong công tác đảm bảo kỹ thuật cho đội tàu bay gần trăm chiếc.

Nếu không có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời nói trên, rất có thể doanh nghiệp tư nhân khó có thể tiếp cận dự án, cho dù trước đó Cục Hàng không Việt Nam đã có động thái đề xuất Bộ GTVT (cũ) bổ sung thêm 2 hangar số 5 và số 6, nhằm tạo cơ hội cho các hãng hàng không nội địa.

“Trong bối cảnh Đảng ta coi phát triển kinh tế tư nhân là “đòn bẩy” cho đất nước phát triển thịnh vượng, thì việc tạo điều kiện để các doanh nghiệp ngoài nhà nước, trên cơ sở phù hợp các quy định của pháp luật - được tham gia vào “sân chơi” này là điều cần thiết, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và thêm nguồn lực thúc đẩy ngành Hàng không phát triển lớn mạnh trong tương lai”, một lãnh đạo Bộ Xây dựng nói với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam .

Theo thống kế, hiện tại, các hãng bay nội địa đang sở hữu gần 200 tàu bay. Trong đó, đội tàu bay của Vietnam Airlines là 95, Vietjet Air có 92 tàu bay. Số còn lại thuộc các hãng Bamboo, Pacific, Vietravel.

Với đội tàu bay ngang ngửa Vietnam Airlines, việc Vietjet nỗ lực theo đuổi dự án đầu tư xây dựng hangar ở một sân bay lớn như Long Thành là điều dễ hiểu đối với lộ trình phát triển của một hãng trên thị trường hàng không.

Mặt khác, năm 2024, sau khi Bamboo tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp, một phần thị trường của hãng này để lại đã khiến cuộc đua tranh thị phần giữa 2 hãng bay hàng đầu Việt Nam càng thêm sôi động.

Vietnam Airlines là hãng hàng không duy nhất tự chủ được khâu bảo dưỡng máy bay, với 2 hangar tại Nội Bài và 4 hangar tại Tân Sơn Nhất. Vietjet chưa có trong tay một hangar nào ngoài việc đang xúc tiến đầu tư tại Long Thành và gần đây là việc đề xuất đầu tư một hangar tại Sân bay Đà Nẵng.

Theo Vũ Lanh

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Thủ tướng: Chống nhập khẩu hàng hóa từ nước thứ 3 để xuất khẩu sang Mỹ

Theo Thủ tướng, giải quyết vấn đề thuế quan với Mỹ cần tính đến tổng thể chung của kinh tế đối ngoại Việt Nam và không ảnh hưởng tới các thị trường khác

Tiến sĩ RMIT: Việt Nam cần thực thi nghiêm ngặt quy tắc xuất xứ

Theo tiến sĩ Chu Thanh Tuấn - Phó chủ nhiệm nhóm ngành Cử nhân kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, một trong những chiến lược dài hạn Việt Nam là kiểm soát chặt xuất xứ để ngăn chặn việc hàng hóa nước khác "đội lốt" hàng Việt. Ông cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm với giới chức thương mại Mỹ và nếu không kiểm soát tốt, Việt Nam có thể phải đối mặt với các hình phạt bổ sung.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ từng khuyên: Hãy mua vàng, đừng tích tiền trong thời khủng hoảng!

"Với tôi, trong thời khủng hoảng thì vàng, bạc mới là tài sản thực sự chứ không phải tiền mặt", ông Kiyosaki nhấn mạnh.

Không muốn “oằn mình” gánh nợ mua nhà, người trẻ chọn cách đi thuê

Trong bối cảnh giá nhà không ngừng leo thang, nhiều người trẻ Việt Nam đang dần rẽ hướng sang lựa chọn thuê nhà thay vì “gồng mình” vay nợ để mua nhà.