Lãnh đạo muốn chúng tôi áp dụng "văn hóa loài sói" khi làm việc khiến hơn nửa số nhân viên xin nghỉ: Cho sói ăn chay còn bắt chúng nghe lời, bạn “điên” rồi!

08/11/2019 10:14 AM | Sống

Bản chất của "văn hóa loài sói" chốn công sở không phải là sự xóa bỏ, mà là sự bổ sung. Nó giúp nhân viên định hướng công việc và rèn luyện "tinh thần thép", nâng cao năng lực chuyên môn từng ngày. Nhưng nếu áp dụng không đúng cách, chỉ khiến kết quả trở nên tệ hơn.

Mấy hôm trước, Long – bạn cũ của tôi vừa xin từ chức. Nhắc đến lí do xin nghỉ việc, anh ấy liền tức giận nói:

"Công ty tổng cộng chỉ có hơn 10 người, không chịu cố gắng đoàn kết thì thôi. Lãnh đạo còn bắt chúng tôi sau này phải thực hiện "văn hóa loài sói" khi làm việc! Cậu nghĩ xem, giờ làm người không làm mà muốn làm dã thú luôn rồi hả? Trong công ty cũng có rất nhiều người không đồng ý."

Tôi nghe vậy mới đáp: "Nếu sếp cậu đổi cách làm việc, mức độ trở nên khó khăn hơn, vậy nhất định sẽ phải tăng lương. Việc thay đổi cũng là việc có lợi cho cả đôi bên thôi."

"Nhưng mà ông ấy lại định ra một mức đánh giá hiệu suất rất cao. Chúng tôi từng tính qua rồi, dù chúng tôi cố gắng hết sức đi nữa, thành tích cũng chỉ thuộc loại cao nhất so với hiện tại. Mà muốn đạt được mức đánh giá của ông ấy, chúng tôi nhất định phải tăng ca mỗi ngày đến 10 giờ tối mới hoàn thành được." – Long đáp.

Có rất nhiều công ty muốn học theo Huawei, nhưng họ chỉ học được bề ngoài, mà không học được bản chất.

Lãnh đạo muốn chúng tôi áp dụng văn hóa loài sói khi làm việc khiến hơn nửa số nhân viên xin nghỉ: Cho sói ăn chay còn bắt chúng nghe lời, bạn “điên” rồi!  - Ảnh 1.

"Văn hóa loài sói" là gì?

Loài sói là loài động vật mạnh mẽ, nó đại diện cho tinh thần kiên cường, không khuất phục, luôn cố gắng đạt được mục tiêu mới thôi. Thể hiện tinh thần trách nhiệm cao và không bao giờ chịu chấp nhận thất bại.

Có 4 khía cạnh được nói đến trong "văn hóa loài sói", chính là:

1. Công ty phải nhận thức được rủi ro nhưng không được ngại rủi ro (giống như loài sói, bởi vì luôn di chuyển nhanh và tiêu hao nhiều năng lượng, nên chúng luôn đói khát và không ngừng tìm kiếm con mồi)

2. Công ty phải nắm bắt nhanh các cơ hội trên thị trường (sói có thể dễ dàng đánh hơi thấy con mồi)

3. Nhân viên phải có khả năng "tự lập" cao, nghĩa là có thể tự hoạt động khi thời cơ đến (như đàn sói có thể tấn công mà không cần con đầu đàn hướng dẫn)

4. Công ty phải làm việc cùng nhau một cách tự nhiên (như loài sói luôn hỗ trợ lẫn nhau mà không cần yêu cầu hay ra lệnh).

Thực ra, "văn hóa loài sói" có mặt tốt, cũng có mặt xấu, tùy theo cách người ta áp dụng nó thế nào. Có nhiều người không hiểu rõ nên chỉ nhìn phiến diện rồi chê trách nếu làm việc theo "văn hóa loài sói" thì thật "vô nhân tính."

Nhưng thông qua những công ty đã thành công khi áp dụng "văn hóa loài sói", tôi rút ra được 3 điểm then chốt ở họ:

1. Nhận lệnh liền bắt tay hành động. Đã hành động là phải có kết quả, không được mượn cớ, đổ lỗi...

2. Có chính sách khen thưởng đúng lúc (như tăng lương, thăng chức, thêm tiền thưởng...)

3. Làm sai phải có biện pháp trừng phạt, không được thiên vị riêng (phạt giáng chức, giảm lương, hoặc sa thải...)

Điều thứ nhất, giúp đảm bảo tốc độ và hiệu quả hành động.

Hai điều sau, đảm bảo mọi thứ diễn ra liên tục, và cũng sẽ loại bỏ những người, những thứ không phù hợp.

Lãnh đạo muốn chúng tôi áp dụng văn hóa loài sói khi làm việc khiến hơn nửa số nhân viên xin nghỉ: Cho sói ăn chay còn bắt chúng nghe lời, bạn “điên” rồi!  - Ảnh 2.

Cho sói ăn "chay" còn bắt chúng nghe lời, bạn đang nghĩ gì vậy?

Ở Huawei, dù là người đã nghỉ việc, đang làm, hay mới vào làm, chưa từng có ai than phiền về công ty, ngược lại, họ còn thấy cảm ơn công ty rất nhiều.

Công việc vất vả như vậy, áp lực lại rất lớn, còn thường xuyên bị cấp trên cho "ăn mắng", tại sao họ lại không ghét bỏ.

Nguyên nhân rất đơn giản: Tiền lương đủ nhiều.

Ở Huawei, với những nhân viên đã làm việc ở đây hơn 3 năm, chỉ cần có biểu hiện bình thường thôi, thu nhập đã có thể phân thành 3 loại tiền: Tiền lương, tiền thưởng, tiền hoa hồng. Mà tỉ lệ giữa 3 loại này là 1:1:1. Tức là lương gấp 3 lần bình thường.

Thế nên, dù công ty có áp lực cao cỡ nào, cực khổ ra sao đi nữa, chỉ cần công ty trả lương đủ nhiều, chế độ đủ tốt, đủ khiến nhân viên hài lòng. Họ sẵn sàng vì công ty trả giá.

Ngược lại, có vài doanh nghiệp, liên tục gây áp lực cho nhân viên, muốn họ đưa ra thành tích thật cao, nhưng tiền lương vẫn chỉ thuộc mất cơ bản. Vậy làm sao có thể khiến họ thật lòng chuyên tâm, hết lòng làm việc được?

Cho sói ăn "rau" còn bắt chúng nghe lời, bạn đang nghĩ gì vậy?

Lãnh đạo muốn chúng tôi áp dụng văn hóa loài sói khi làm việc khiến hơn nửa số nhân viên xin nghỉ: Cho sói ăn chay còn bắt chúng nghe lời, bạn “điên” rồi!  - Ảnh 3.

Nhìn từ góc độ tích cực,"văn hóa loài sói" có thể mang đến cho chúng ta cái gì?

Bản chất của "văn hóa loài sói" chốn công sở không phải là sự xóa bỏ, mà là sự bổ sung.

Trên thực tế, với những nhân viên bình thường mà nói, ít nhất nó sẽ mang lại 2 giá trị tích cực:

Thứ nhất: Có mục tiêu, từ đó xây dựng định hướng công việc.

Khi nhận được nhiệm vụ, dù sao đi nữa cũng phải tìm ra cách để hoàn thành nó. Điều này sẽ khác với những ngày đầu khi đi làm, kết quả làm ra sẽ khác, và thu hoạch của bản thân cũng sẽ khác.

Tại sao nhân viên khi nghỉ việc ở Huawei vẫn còn cảm ơn công ty?

Bởi vì công ty không chỉ trả tiền nhiều, mà còn giúp họ nuôi dưỡng tư duy, định hướng mục tiêu. Điều này giúp họ tự tin, mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh, tương lai dù có gặp khó khăn cũng không từ bỏ.

Thứ hai: Kết quả bình đẳng, rõ ràng

Cách thưởng phạt phân minh giúp họ biết rõ bản thân đã làm tốt hay chưa, tốt hơn trước đây thế nào. Mang tính công bằng tuyệt đối, bởi vì làm tốt sẽ được thưởng, làm tệ sẽ bị phạt. Không dựa vào cảm tình, quan hệ cá nhân.

Nó không chỉ giúp họ nâng cao năng lực từng ngày, còn rèn luyện khả năng tự tin, giới hạn chịu đựng cao, "tinh thần thép"... Đây là những tính cách cần thiết cho những ai muốn tự đứng lên lập nghiệp sau này.

Thiên Tuyết

Cùng chuyên mục
XEM