Cậu nhân viên bị lãnh đạo đuổi việc 2 năm trước vừa được công ty mời về với mức lương cao ngất: Lật ngược thế cờ nhờ năng lực hay thái độ?
Nơi công sở là nơi tranh đấu ngầm, dùng thực lực đến nói chuyện, nên nếu gặp chuyện không vui, một là lựa chọn chịu đựng trong im lặng, hai là trực tiếp xin nghỉ việc.
"Cậu có biết không? Quang Thành bị công ty đuổi việc nửa năm trước, sắp về công ty làm lại rồi đó!"
Mới đến công ty, tôi đã nghe được tin tức hot như vậy.
Quang Thành là ai? Những nhân viên mới có thể không quen, nhưng với những người làm việc lâu năm như chúng tôi mà nói, Quang Thành không phải nhân viên xa lạ gì.
Anh ấy mới vào làm được 2 tháng, đã quen hết người trong công ty. Lúc đó, chỉ cần nhắc đến tên anh ta, dù là giám đốc hay cô lao công đều có thể biết.
Năng lực làm việc của anh ấy rất mạnh, dù là làm báo cáo hay công tác bên ngoài, anh ấy đều có thể khiến mọi người hài lòng.
Thực ra, khi anh ấy bị đuổi việc, chúng tôi vừa buồn lại vừa mừng.
Buồn vì công ty mất đi một nhân tài. Mừng cho anh ấy có thể đi tìm công việc tốt khác, xứng với năng lực hơn.
Có nhiều bạn chắc chắn đang thắc mắc, anh ấy ưu tú như thế, sao lúc đầu lại bị đuổi việc?
Cái này về kể đến tình hình làm việc lúc đó, lãnh đạo là người mới đến, mà tính tình lãnh đạo mới xấu vô cùng, cả ngày chỉ biết mắng người. Vừa ép tăng ca, vừa ép tiền lương, khiến không ít nhân viên phải xin nghỉ việc.
Chỉ riêng Quang Thành vẫn rất lịch sự với anh ta, luôn thành thật làm xong việc của mình.
Một ngày nọ, Quang Thành đột nhiên muốn xin nghỉ, nên nói với lãnh đạo duyệt giúp anh ta. Lãnh đạo nghỉ anh ta muốn chống đối mình, thấy mất mặt, nên đã đuổi việc anh ta luôn.
Lúc đó, anh ấy không nói, chúng tôi cũng không ai biết lý do vì đâu mà anh ấy quyết tâm muốn nghỉ đến thế.
Còn tôi, chỉ biết cảm thán rằng: "Những người thực sự muốn ra đi, lúc nào cũng im lặng hành động."
Sau khi từ chức, anh ấy trực tiếp đến công ty đổi thủ, làm việc năng suất, hiệu quả cao, khiến công ty mới phát triển nhanh, nên công ty mới rất coi trọng anh ấy.
Lúc đó, lãnh đạo mới mới biết mình đã sa thải một "hạt giống" tốt của công ty, nên đã cố ý dùng mức lương cao, mời những nhân viên bị đuổi hoặc xin nghỉ việc về làm lại, và Quang Thành cũng nằm trong số đó.
(02)
Trong vài năm qua, tôi đã gặp rất nhiều loại người ở môi trường công sở, nhưng người khiến tôi ngưỡng mộ, chỉ có 2 loại:
Một: Im lặng xuất ra chiêu bài xuất sắc đã giấu kĩ lúc trước.
Hai: Sau khi bị đuổi, còn có thể khiến lãnh đạo sáng mắt, "mời" về lại.
Người thứ nhất biết tiến biết lùi, hiểu bản thân nên chọn con đường nào, nên làm gì, bảo trì khiêm tốn mọi nơi, sau đó chờ thời điểm thích hợp mà tung ra "đòn sát thủ", khiến người khác ngạc nhiên, ngưỡng mộ.
Người thứ hai thì làm việc có sắp xếp, có tầm nhìn xa, biết cách gây ấn tượng mạnh trong lòng người khác.
Mấy ngày trước, tôi đã nghe từ các đồng nghiệp của mình bàn luận về cách "mở rộng khoảng cách giữa người với người".
Kết quả nghe cả nửa ngày, họ chỉ đưa ra được một kết luận: Vốn dĩ phải tùy trường hợp, không có cái nào theo quy luật cả.
Theo logic của họ, có vài người nhìn bên ngoài đều bình thường như bạn, nhưng chỉ cần có vấn đề gì phát sinh, họ sẵn sàng tung chiêu bài cuối cùng ra khiến ai nấy đều ngỡ ngàng.
Thật vậy, những năm nay, gặp được nhiều người, tôi dần phát hiện ra một điều:
"Những người càng lợi hại, càng biết cách sống khiêm tốn, khi chưa cần bộc lộ tài năng hay "tuyệt chiêu lợi hại" của mình, họ sẽ ngoan ngoãn làm việc, sống như người thường, nhưng khi đụng chuyện, ta mới hiểu được họ đã ẩn giấu bao nhiêu tài năng, lợi hại đến cỡ nào.
Ngược lại, có vài người, năng lực chưa đến đâu, suốt ngày thích khoe khoang khắp nơi.
(03)
Khi tôi mới vào làm việc, tôi đã gặp một đồng nghiệp, anh ấy cả ngày đều sống trong thế giới riêng của mình.
Anh ấy cho rằng lãnh đạo cần mình, công ty không thể tồn tại nếu thiếu mình.
Thế nên khi bị lãnh đạo phê bình, anh ta liền gặp chúng tôi phàn nàn đủ kiểu, nói rằng ngoài kia có biết bao công ty mời tôi về mà tôi vẫn cố ở lại đây, vậy mà sếp còn mắng anh ta, anh ta muốn rời khỏi đây ngay lập tức.
Mọi người nghe xong đều mỉm cười, không trả lời cũng chẳng muốn nghe anh ta nói nữa.
Bởi vì mấy câu này anh ta đã nói suốt 3, 4 năm nay, lãnh đạo phê bình anh ta lâu như thế, mà có bao giờ anh ta khăn gói ra đi đâu?
Anh ta không hiểu rằng: Ở nơi làm việc, nói chuyện như vậy không tốt chút nào cho sự nghiệp của anh ta, hơn nữa nếu đến tai lãnh đạo, anh ta còn khó sống hơn.
Nơi công sở là nơi tranh đấu ngầm, dùng thực lực đến nói chuyện, nên nếu gặp chuyện không vui, một là lựa chọn chịu đựng trong im lặng, hai là trực tiếp xin nghỉ việc.
Đừng nói xấu công ty thế này thế kia, những người suốt ngày nói xấu công ty mà vẫn cố bám vào đây, lợi dụng quen chỗ, quen việc để lười biếng, chỉ khiến đồng nghiệp coi thường mà thôi.
(04)
Thường nghe người ta nói, trước khi nghỉ việc phải bắt đầu suy nghĩ cẩn thận đủ thứ. Và đừng nên "trở mặt" quá nhanh.
Có vài người, vừa từ chức, đã vội "trở mặt" với công ty cũ. Bởi vì họ nghĩ sau này cũng không còn làm việc ở đây nữa, nên thích nói gì thì nói.
Trên thực tế, dù bạn có đến công ty mới làm đi nữa, chưa chắc đã có thể "thoát ly" hẳn những người, những việc ở công ty cũ. Biết đâu hai công ty sau này có hợp tác với nhau thì sao? Đời rất khó nói trước!
Càng lớn, càng nên hiểu: "Hiện tại bạn gieo trồng hạt giống gì, tương lai bạn sẽ nhận được kết quả như vậy!"
Do đó, cố gắng gieo trồng một hạt giống tốt, sống không chỉ có tài, còn cần phải có đức. Tương lai mới gặt hái được thành công mĩ mãn.