Khám phá làng bún tươi có tuổi đời trên 500 năm của xứ Huế

28/01/2025 14:15 PM | Xã hội

Vân Cù là làng làm nghề bún nổi tiếng với tuổi đời trên 500 tuổi ở Huế, đây cũng là nguyên liệu chính cho món bún bò Huế trứ danh và nhiều món ăn hấp dẫn khác.

Khám phá làng bún tươi có tuổi đời trên 500 năm của xứ Huế- Ảnh 1.

Vân Cù là ngôi làng cổ nằm bên dòng sông Bồ (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, TP Huế). Đây cũng là ngôi làng có nghề làm bún tươi ngon trứ danh xứ Huế, có tuổi đời hơn 500 năm.

Khám phá làng bún tươi có tuổi đời trên 500 năm của xứ Huế- Ảnh 2.

Thế kỷ 16, làng có tên gọi là Đào Cù, đến cuối thế kỷ 16, chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa (1558), kiêng húy tên chúa, làng Đào Cù được đổi tên thành Vân Cù. Từ thế kỷ 17 - 18, người Vân Cù dần chuyển sang nghề làm bún.

Khám phá làng bún tươi có tuổi đời trên 500 năm của xứ Huế- Ảnh 3.

Bún tươi ở làng Vân Cù được đánh giá là có sợi trắng trong, dai mềm, thơm mùi gạo mới, mang hương vị đặc trưng riêng có. Từ bao đời, thương hiệu bún Vân Cù góp phần quan trọng vào văn hóa ẩm thực Huế, đặc biệt là trong món bún bò Huế trứ danh.

Khám phá làng bún tươi có tuổi đời trên 500 năm của xứ Huế- Ảnh 4.

Theo người dân làng Vân Cù, để cho ra những sợi bún ngon thì khâu chọn gạo khá quan trọng. Gạo làm bún phải là loại ngon, hạt tròn đều.

Khám phá làng bún tươi có tuổi đời trên 500 năm của xứ Huế- Ảnh 5.

Bên cạnh việc ứng dụng máy móc hiện đại, làng Vân Cù vẫn lưu giữ và sử dụng nhiều công cụ truyền thống trong quá trình sản xuất bún. Những chiếc cối đá xay bột, khuôn ép bún bằng gỗ...

Khám phá làng bún tươi có tuổi đời trên 500 năm của xứ Huế- Ảnh 6.

Hiện nay, làng nghề bún truyền thống Vân Cù có khoảng 135 cơ sở sản xuất, cung cấp bún ra thị trường. Song song với việc gìn giữ nghề truyền thống thì nhiều hộ bắt đấu áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất bún để đảm bảo môi trường.

Khám phá làng bún tươi có tuổi đời trên 500 năm của xứ Huế- Ảnh 7.

Một chủ cơ sở làm bún ở làng Vân Cù cho biết, làm bún là một nghề công phu và rất vất vả. Thời xưa, làm bún phải có chày, cối để xay gạo, giã bột; sợi bún tạo ra từ khuôn vặn bằng tay cho năng suất sản xuất rất thấp, bún nấu bằng lò đun củi gây ô nhiễm không khí.

Khám phá làng bún tươi có tuổi đời trên 500 năm của xứ Huế- Ảnh 8.

Để bảo vệ môi trường, ngày nay, nhiều hộ làm nghề bún ở Vân Cù đầu tư cả 100 triệu đồng để trang bị máy móc hiện đại, sản xuất bún theo dây chuyền khép kín.

Khám phá làng bún tươi có tuổi đời trên 500 năm của xứ Huế- Ảnh 9.

Mặc dù áp dụng máy móc, nhưng người dân làng Vân Cù vẫn có những bí quyết để sợi bún có độ thơm, dai, ngon đặc trưng.

Khám phá làng bún tươi có tuổi đời trên 500 năm của xứ Huế- Ảnh 10.

Quá trình ngâm gạo xay thành bột, người dân làng Vân Cù cho một lượng muối hạt sống vừa phải để bún khi thành phẩm bớt bị chua, giúp sợi bún ngon, đậm đà hơn. Ngoài ra, người làm nghề ở Vân Cù còn pha thêm bột lọc (tinh bột sắn) và “nói không” với hóa chất, chất bảo quản để sợi bún thành phẩm không quá bở, cũng không quá dai.

Khám phá làng bún tươi có tuổi đời trên 500 năm của xứ Huế- Ảnh 11.

Hiện nay, mỗi ngày, các cơ sở sản xuất tại Vân Cù cung cấp cho thị trường khắp TP Huế hàng chục tấn sản phẩm bún các loại giúp làng nghề này có thể thu về cả trăm tỷ mỗi năm.

Khám phá làng bún tươi có tuổi đời trên 500 năm của xứ Huế- Ảnh 12.

Lãnh đạo xã Hương Toàn (thị xã Hương Trà, TP Huế) khẳng định, thời gian tới, chính quyền địa phương tiếp tục hỗ trợ xây dựng bún Vân Cù là sản phẩm chủ lực của địa phương theo chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm OCOP.

Tháng 12/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Nguyễn Văn Hùng ký quyết định đưa nghề thủ công truyền thống làm bún Vân Cù (xã Hương Toàn) vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Trước đó, làng bún Vân Cù từng được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế (nay là TP Huế) công nhận là làng nghề truyền thống của tỉnh vào năm 2014.

Theo Nguyễn Vương/VTC

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Founder Gạo Nâu kể chuyện bỏ học theo ngành ảnh: Từ căn gác 100m2 ở đường Láng đến studio 1.000m2 ở Sài Gòn, mỗi tháng đón vài nghìn lượt khách đến chụp ảnh

“Có những khách hàng đến với tôi trong hoàn cảnh rất đặc biệt, như mắc bệnh hiểm nghèo, và họ muốn có những bức ảnh để lại cho con cháu, thậm chí là những bức ảnh cuối đời. Những khoảnh khắc đó mang đến cho tôi cảm giác khó tả, vừa xúc động vừa ý nghĩa. Và đó là lúc tôi nhận ra công việc của mình thực sự có ý nghĩa, không chỉ đơn thuần là cầm máy ảnh lên và chụp”, Cao Văn Thắng - Founder & CEO của Gạo Nâu Chụp Ảnh chia sẻ về một khoảnh khắc đáng nhớ trong quá trình khởi nghiệp.

Founder KOTO: Tôi tự hào ngay cả khi ra đường họ gọi chúng tôi là ‘KOTO Mafia’, mỗi buổi sáng mở mắt đều nghĩ tới hai chữ ‘bỏ cuộc’

“Nếu nghĩ rằng đó là 150 em nhỏ, thì con số rất hạn chế, nhưng nếu nghĩ rằng đó là 150 cuộc đời sẽ được đổi thay, được tìm thấy ánh sáng… thì lại là câu chuyện khác”, ông Jimmy Phạm – Founder Koto bộc bạch.

Công ty tí hon gây chấn động thế giới, chứng minh một công nghệ không phải 'chỉ nước Mỹ mới có thể làm được'

Trung Quốc dường như đã bắt kịp Mỹ trong lĩnh vực AI đúng vào thời điểm mà nhiều chuyên gia trong ngành tuyên bố rằng họ đang trên bờ vực của một bước đột phá mang tính lịch sử.

Câu trả lời của "cha đẻ" Phở 24 khiến cả hội trường vỗ tay: "Một doanh nhân có thể xây dựng nhiều doanh nghiệp, nhưng chỉ có một gia đình, một sức khỏe và một niềm hạnh phúc"

Trước câu hỏi một CEO cần nâng cao tư duy và kỹ năng nào, doanh nhân Lý Quí Trung – người sáng lập thương hiệu Phở 24 đưa ra câu trả lời đầy bất ngờ.