Elon Musk làm cách nào để học hỏi nhanh và hiệu quả hơn người thường?

12/05/2017 11:14 AM | Khoa học

Làm thế nào mà Elon Musk có thể xây dựng 4 công ty lớn ở 4 lĩnh vực khác nhau (phần mềm, năng lượng, giao thông vận tải và hàng không vũ trụ)?

Để giải thích thành công của Musk, nhiều người cho rằng đó là do tinh thần làm việc như một cỗ máy (85 giờ/tuần), khả năng tạo ra tầm nhìn biến hóa cho tương lai, và sự bền bỉ đáng khâm phục của ông.

Nhưng thực ra rất nhiều người có những đặc điểm nêu trên. Vậy điều khác biệt nằm ở đâu?

Để có được thành công như ngày hôm nay, chuyên môn của Musk đã được tôi luyện từ khoa học tên lửa, kỹ thuật, vật lý học và trí tuệ nhân tạo cho đến năng lượng mặt trời. Bởi vậy ông phải tìm hiểu rất nhiều lĩnh vực, hiểu sâu các nguyên tắc kết nối những lĩnh vực này, sau đó áp dụng các nguyên tắc vào từng chuyên môn.

Niềm tin sai lầm về “người đa tài”

Nếu bạn yêu thích rất nhiều lĩnh vực khác nhau, rất có thể bạn đã nghe những lời khuyên như:

“Một nghề thì sống, đống nghề thì chết”

“Một nghề cho chín, còn hơn chín nghề”.

“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”

Ẩn ý của người nói ở đây là nếu bạn tìm hiểu nhiều lĩnh vực, bạn sẽ chỉ học được ở mức độ hời hợt, mà không bao giờ thành thạo và giỏi giang được.

Nhưng thực ra học hỏi đa lĩnh vực lại tạo ra lợi thế về thông tin (và vì thế dẫn đến lợi thế về sáng tạo) vì hầu hết mọi người đều chỉ tập trung vào một lĩnh vực.

Chẳng hạn, nếu bạn làm trong ngành công nghệ và biết rất nhiều về sinh học, thì bạn có khả năng đưa ra những ý tưởng mà hầu như tất cả những người chỉ tập trung vào công nghệ không thể nghĩ ra nổi.

Mỗi lĩnh vực mới và lạ lẫm với những người khác trong ngành sẽ giúp ta có khả năng tạo ra những sự kết hợp mà họ không thể. Đây là lợi thế của “người đa tài”.

Siêu năng lực “chuyển giao học hỏi” của Elon Musk

Chuyển giao học hỏi (learning transfer) là lấy những gì chúng ta học được trong một ngữ cảnh và áp dụng vào các ngữ cảnh khác. Và đây chính là điểm thể hiện năng lực học hỏi “siêu việt” của Elon Musk. Một số cuộc phỏng vấn cho thấy ông có một quy trình gồm 2 bước để tạo dựng khả năng chuyển giao học hỏi của mình.

Trước hết, ông phân tách kiến thức thành các nguyên tắc cơ bản

Musk mô tả quá trình này như sau: “Điều quan trọng là phải coi kiến thức như một cái cây – bạn phải hiểu được những nguyên tắc cơ bản, nghĩa là thân cây và các cành lớn – trước khi đi vào chi tiết/những chiếc lá, nếu không sẽ chẳng có gì để chúng bám víu vào cả”.

Nghiên cứu cho thấy biến kiến thức thành các nguyên tắc sâu sắc và trừu tượng sẽ tạo thuận lợi cho quá trình “chuyển giao học hỏi”. Còn một kỹ thuật nữa giúp nhận diện các nguyên tắc cơ bản được gọi là “đối tượng tương phản” (contrasting cases).

Ví dụ: Bạn muốn phân tách chữ A và hiểu được nguyên tắc nào tạo nên chữ A. Giả sử bạn có 2 cách để thực hiện quá trình này:

Theo bạn thì cách nào tốt hơn?

Câu trả lời là cách #1. Mỗi chữ A khác nhau giúp ta hiểu hơn về những gì giống nhau và khác nhau giữa các chữ A. Mỗi chữ A ở cách #2 đều giống nhau nên chẳng giúp ta thu được gì.

Vậy điều này có ý nghĩa gì? Khi tiếp cận một lĩnh vực mới, ta không nên chỉ chọn một cách tiếp cận. Ta nên khám phá nhiều con đường khác nhau, phân tách từng cách, sau đó so sánh và đối chiếu. Nhờ thế ta sẽ tìm ra được những nguyên tắc cơ bản còn ẩn giấu.

Tiếp đó, ông tái tạo lại các nguyên tắc cơ bản ở lĩnh vực mới

Elon Musk đã áp dụng những nguyên tắc ông học được về trí tuệ nhân tạo, công nghệ, vật lý học và kỹ thuật vào nhiều ngành khác nhau và thành công với PayPal, Tesla và SpaceX.

Nhờ thường xuyên quan sát các đối tượng trong môi trường xung quanh mình và những tư liệu mà ông có trong tay, Elon Musk đã tạo ra được những liên kết đặc biệt giữa nhiều lĩnh vực với nhau.

Tóm lại, trường hợp của Elon Musk không phải phép màu mà chỉ là biết cách chọn đúng quy trình học hỏi mà thôi.

Những gì chúng ta học hỏi được từ câu chuyện của Elon Musk là không nên chấp nhận quan niệm cho rằng sự chuyên môn hóa là tốt nhất hoặc là con đường duy nhất để có được thành công trong sự nghiệp.

Nếu ta chịu đầu tư thời gian và học những khái niệm cốt lõi của nhiều lĩnh vực, sau đó luôn liên hệ những khái niệm này với cuộc sống của mình, thì sự chuyển giao giữa các lĩnh vực sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Hiểu được năng lực học hỏi siêu việt của Elon Musk sẽ giúp chúng ta tìm ra trả lời tại sao ông lại có thể mới thâm nhập vào một ngành đã tồn tại hơn 100 năm và làm thay đổi hoàn toàn nền tảng của nó về cách chức cạnh tranh, và giúp ta khẳng định một điều: Elon Musk là một người phi thường, nhưng năng lực của ông không phải là phép màu.

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM