Điều chỉnh quy hoạch, nâng công suất sân bay Gia Bình lên 5 triệu hành khách/năm

05/04/2025 14:45 PM | Kinh tế vĩ mô

Theo quy hoạch sân bay toàn quốc vừa được điều chỉnh, đến năm 2030, công suất sân bay Gia Bình 5 triệu hành khách/năm; sân bay Nội Bài là 55 triệu

Bộ Xây dựng vừa ban hành quyết định điều chỉnh bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Điều chỉnh quy hoạch, nâng công suất sân bay Gia Bình lên 5 triệu hành khách/năm- Ảnh 1.

Phối cảnh Cảng hàng không quốc tế Gia Bình

Theo đó, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 7-6-2023 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 648). Cụ thể:

Điều chỉnh khoản 1 mục II Điều 1 của Quyết định 648, bổ sung Cảng hàng không quốc tế Gia Bình vào Quy hoạch hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với quy mô, cấp sân bay 4E; công suất thiết kế dự kiến khoảng 5 triệu hành khách/năm thời kỳ 2021-2030; khoảng 15 triệu hành khách/năm tầm nhìn đến năm 2050; diện tích đất dự kiến: khoảng 408,5 ha. Ước tính chi phí đầu tư theo quy hoạch khoảng 25.614 tỉ đồng thời kỳ 2021-2030, khoảng 12.083 tỉ đồng tầm nhìn đến năm 2050.

Điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Phụ lục I, Phụ lục II: công suất thiết kế dự kiến khoảng 55 triệu hành khách/năm thời kỳ 2021-2030; khoảng 85 triệu hành khách/năm tầm nhìn đến năm 2050.Ước tính chi phí đầu tư theo quy hoạch: Khoảng 93.551 tỉ đồng thời kỳ 2021-2030, khoảng 197.856 tỉ đồng tầm nhìn đến năm 2050.

Điều chỉnh khoản 2 mục IV Điều 1 của Quyết định 648 với diện tích đất chiếm dụng dự kiến của quy hoạch tổng thể hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 24.240 ha.

Điều chỉnh mục V Điều 1 của Quyết định 648 với nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 443.000 tỉ đồng, được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 142 ngày 12-2-2025 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về việc đầu tư xây dựng đường kết nối sân bay quốc tế Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh với Thủ đô Hà Nội và xây dựng trung tâm logistics tại khu vực của Cảng.

Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc chủ trương việc nghiên cứu mở rộng sân bay Gia Bình thành cảng sân bay quốc tế cấp 4E; đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay với Thủ đô Hà Nội và xây dựng trung tâm logistics nhằm giảm tải cho sân bay Nội Bài, đáp ứng yêu cầu phát triển, đảm bảo hoạt động các chuyến bay chuyên cơ phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đối ngoại quốc tế, việc đầu tư xây dựng thêm một cảng hàng không lưỡng dụng kết hợp vừa phục vụ an ninh quốc phòng với phát triển kinh tế xã hội là cần thiết.

Trước đó, quyết định số 142 ngày 12-2-2024 của Bộ Giao thông Vận tải đã điều chỉnh bổ sung Cảng hàng không quốc tế Gia Bình vào Quy hoạch hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sân bay Gia Bình có quy mô sân bay cấp 4E. Công suất thiết kế dự kiến khoảng 1 triệu hành khách/năm thời kỳ 2021-2030; khoảng 3 triệu hành khách/năm tầm nhìn đến năm 2050.

Diện tích đất dự kiến khoảng 363,5 ha.

Ước tính chi phí đầu tư theo quy hoạch: khoảng 17.682 tỉ đồng thời kỳ 2021-2030; khoảng 12.083 tỉ đồng tầm nhìn đến năm 2050.

Còn theo quy hoạch tổng thể cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 ban hành ngày 7-6-2023, đến năm 2030, Cảng Hàng không Nội Bài có sản lượng 60 triệu khách/năm, giai đoạn 2050 là trên 100 triệu khách/năm.


Theo Dương Ngọc

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Tỷ phú Trần Đình Long nói về dự án thép 100.000 tỷ đồng của Xuân Thiện: "Chúng tôi không sợ cạnh tranh, chúng tôi đứt dây thần kinh sợ lâu rồi"

Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát cho rằng, cạnh tranh thời nào cũng có, nếu không phải thép xanh Nam Định thì sẽ là thép xanh Ninh Bình, thép xanh Hà Nam. Quan điểm của tỷ phú Trần Đình Long là: "Kệ, mình cứ làm bình thường".

Đỉnh điểm bong bóng: Một công ty AI chưa có sản phẩm, mới thành lập được vài tháng, chỉ có 29 nhân viên đã huy động được 2 tỷ USD, định giá 10 tỷ USD

Tại sao các nhà đầu tư lại rót số tiền khổng lồ và định giá doanh nghiệp non trẻ ở mức khủng như vậy?

Chuyên gia Hàn Quốc: Việt Nam có thể học hỏi mô hình BTS để xuất khẩu thương hiệu quốc gia ra thế giới

Chuyên gia Hàn Quốc chia sẻ, trong xây dựng thương hiệu quốc gia cần dựa trên đổi mới sáng tạo với các trụ cột: công nghệ, giáo dục, hạ tầng, ngoại giao mềm và văn hóa.

Lần lộ diện hiếm hoi của David Thái - "cha đẻ" chuỗi Highlands Coffee: Sẽ mở 10.000 quán cà phê ở Việt Nam, nói không với nhượng quyền

Về kế hoạch mở rộng chuỗi trong tương lai, theo ông David Thái, ở trong nước do dư địa còn rất nhiều nên Highlands Coffee có thể mở đến 10.000 cửa hàng. Tại các thị trường mới, chuỗi sẽ mang mô hình bán lẻ Cà phê Đặc sản Việt Nam ưu tiên đến Đông Nam Á, Bắc Á… Tập đoàn Jollibee là đối tác chiến lược – vận hành nhưng không can thiệp vào công việc quản lý ở Highlands Coffee.