Đến tuổi 30, sự nghiệp của bạn vẫn “ì ạch” vì mắc phải những lỗi sau

17/03/2020 09:37 AM | Kinh doanh

Bạn hoàn toàn tự tin vào khả năng của mình và nắm chắc khả năng sẽ được thăng tiến trong 1 năm tới. Nhưng sự thật hoàn toàn không phải vậy, bạn vẫn chỉ đang giậm chân tại chỗ, kể cả tuổi đã chạm mốc 30. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Dưới đây là những lý do khả quan có thể giải đáp được nỗi băn khoăn về sự nghiệp của bạn nhưng tiếc rằng nguyên nhân của nó hoàn toàn không phải do nền kinh tế hay tình hình hoạt động của công ty.

Bạn luôn là một kẻ trốn việc

Nếu bạn là sếp, bạn sẽ nghĩ sao về một nhân viên luôn luôn đi làm muộn và là người đầu tiên ra về ở công ty? Bạn sẽ nghĩ sao nếu có một nhân viên mặc dù có năng lực nhưng luôn gọi điện xin nghỉ vì lý do ốm đau, bận rộn? Bạn luôn kéo dài hạn hoàn thành công việc hay từ chối tham gia vào những dự án mới. Tất nhiên chẳng có vị sếp nào hào phóng thăng cấp cho một nhân viên luôn trốn việc và không có trách nhiệm như vậy cả. Bạn hãy nhìn tự nhận lại bản thân, liệu bạn có mắc phải những lỗi này không?

Không nhiệt tình trong công việc

Không ai có thể nói bạn là kẻ trốn việc. Bạn đi làm và ra về đúng giờ. Bạn tuân thủ những nguyên tắc mà công ty đề ra. Thật lạ, đây lại chính là những vấn đề của bạn. Việc tuân thủ nội quy và thời gian làm việc tại cơ quan chỉ giúp bạn đảm bảo duy trì công việc của mình, nhưng đó không phải là điều kiện đủ cho sự thăng tiến. 

Bạn hãy thử đi làm sớm hơn và ra về muộn hơn thời gian quy định, đề xuất những ý tưởng sáng tạo, hoàn thành công việc đúng hoặc vượt tiến độ một cách hiệu quả nhất, đề nghị giúp đỡ sếp,… Nhiệt tình là một trong những yếu tố quan trọng – nếu không muốn nói là quan trọng hàng đầu cho sự thăng tiến. Hãy nhớ rằng nếu bạn không có những bước tiến xa hơn trong công việc, đừng ngạc nhiên khi sếp của bạn cũng không có những quyết định xa hơn cho con đường công danh của bạn.

Bạn không thể hiện được khả năng lãnh đạo của mình

Đến tuổi 30, sự nghiệp của bạn vẫn “ì ạch” vì mắc phải những lỗi sau - Ảnh 1.

Bạn đã bao giờ không làm theo sự chỉ đạo của ai đó vì nghĩ rằng cách làm của họ không hiệu quả và bạn có thể làm nó tốt hơn? Bạn đã bao giờ tự nguyện dẫn đầu một nhóm làm việc nào đó và gây sự chú ý tới những người ra quyết định? Nếu bạn chưa bao giờ làm điều này thì hãy chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình. Hãy tự nguyện làm thêm những công việc vượt ra ngoài nhiệm vụ, sẵn sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo và thể hiện hiệu quả của những việc mình triển khai. Tất cả những việc làm đó có thể khiến bạn trở thành ứng cử viên sáng giá danh sách những người được đề bạt thăng tiến trong thời gian sắp tới.

Tự đặt mình cao hơn người khác

Bạn đang là nhân viên tiềm năng, và bạn không có nghĩa vụ phải làm những công việc như pha café, đóng tài liệu hay chuẩn bị bài thuyết trình cho sếp. Công việc đó là dành cho những nhân viên "kém" hơn. Rất nhiều nhân viên nghĩ rằng họ thích hợp làm những việc ý nghĩa hơn, đúng với chuyên môn hơn. 

Tuy nhiên họ đã hoàn toàn sai lầm. Một nguyên tắc quan trọng là: Bạn sẽ không có cơ hội được thăng tiến trong sự nghiệp – được người khác phục vụ những công việc như vậy nếu như bạn không sẵn sàng làm những công việc đó cho sếp của mình. Hãy chứng tỏ cho sếp thấy rằng bạn sẵn sàng làm bất cứ việc gì sếp yêu cầu và làm một cách rất trách nhiệm và cầu thị.

Môi trường làm việc cạnh tranh quá lớn

Đến tuổi 30, sự nghiệp của bạn vẫn “ì ạch” vì mắc phải những lỗi sau - Ảnh 2.

Thực tế là có một số ngành sự cạnh tranh lớn hơn rất nhiều so với những ngành nghề khác, đồng nghĩa với việc sự thăng tiến trong môi trường này khó khăn hơn. Thêm nữa xung quanh bạn là những đồng nghiệp đầy tiềm năng, năng lực của họ chẳng thua kém gì bạn. Trong trường hợp này, hãy cố gắng làm việc một cách độc lập và thể hiện năng lực làm việc của bản thân. Đừng từ chối những cơ hội làm việc và hợp tác theo nhóm mà hãy chủ động giành lấy cơ hội giữ vai trò lãnh đạo. Khi năng lực của bạn ngang ngửa với đồng nghiệp – càng thể hiện nhiều, bạn càng chiếm ưu thế.

Lỗi hoàn toàn là do bạn

Sếp của bạn muốn thấy bạn làm gì được cho công ty của họ, ngoài ra không còn có mục đích nào cao hơn thế. Vì thế trong các cuộc thảo luận về vấn đề thăng tiến, lương bổng – đừng lạm dụng cụm từ "Sự nghiệp của tôi" hoặc nói về công việc của mình khi được thăng tiến. Nếu bạn đã từng đề cập đến những cụm từ trên – đừng ngạc nhiên tại sao vẫn chưa có sự thay đổi nào trong sự nghiệp của bạn. Thay vào đó hãy nói về những cam kết của bạn về những gì bạn sẽ làm trong thời gian tới để giúp công ty tăng trưởng và thành công.

PV

Cùng chuyên mục
XEM