Đây là lý do Vietnam Airlines đề xuất tăng giá trần: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tốt nhưng giá rẻ hơn khu vực nên việc hợp lý mà thôi?
So sánh cũng với các hãng hàng không quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Vietnam Airlines đang cung cấp giá vé rẻ hơn, thậm chí là rẻ đến 60%. Vì thế, việc tăng giá vé, theo hãng bay này, là hoàn toàn cần thiết
Trong văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải ngày 23/3 và đã được công bố mới đây, hãng hàng không 'anh cả' tại Việt Nam là Vietnam Airlines (VNA) đã đề xuất được nâng mức giá vé trần và sàn của mình bán lên 5% so với giá vé hiện tại. Theo đó, mức giá mới được áp dụng có thể sẽ là 1.540.000 đồng/vé như Vietnam Airlines đề nghị.
Đồng thời, hãng bay lâu đời nhất trong mạng lưới các hãng hàng không nội địa tại Việt Nam này còn cho rằng việc mình điều chỉnh tăng giá trần, giá sàn là hợp lý, phù hợp với xu thế chung của ngành hàng không trong khu vực.
Trong đề xuất phương án giá của mình, Vietnam Airlines đã đưa ra mức giá bay hiện hành tại các hãng hàng không quốc gia Campuchia, Thái Lan, Philippines và Indonesia ở các chuyến ở cùng nhóm đường bay với các chuyến mà Vietnam Airlines đang khai thác như một cơ sở để tham chiếu.
Cụ thể, đề xuất nhắc đến hãng Cambodia Angkor Air của Campuchia đang khai thác chặng bay từ Siem Reap tới Phnom penh với mức giá từ hơn 2 triệu - gần 2 triệu 9 hay như hãng bay Garuda Indonesia đến từ Indonesia thì khai thác chặng bay từ từ Jakarta - Balikpapan với mức giá từ 2,9 triệu - 3,2 triệu.
Hai đại diện hàng không quốc gia từ Thái Lan là Thai Airways và từ Philippines là Philippine Airlines cũng được đề xuất phương án giá mới của Vietnam Airlines đề cập đến. Mức giá vé rẻ nhất được đưa ra là 980 nghìn đồng (cho chặng bay Bangkok - Krabi khai thác bởi Thai Airways) và mức giá đắt nhất là lên đến 4,6 triệu (cho chặng bay Manila - Davao khai thác bởi Phlippines).
Còn đối với Vietnam Airlines, hãng đang đưa ra một ví dụ về mức giá bay của mình đang được thực hiện có mức giá thấp hơn. Ví dụ: Chặng bay Hà Nội – TP HCM hạng phổ thông giá cao nhất (hạng M) được áp dụng là 3.150.000 đồng (khoảng 98% so với giá trần), mức giá thấp nhất hạng E là 1.150.000 đồng, hạng P là 800.000 đồng (khoảng 25% so với giá trần)."
So sánh mức giá này với các hãng hàng không quốc gia trong khu vực, Vietnam Airlines lập luận rằng giá của mình đang thấp hơn giá của các hàng hàng không quốc gia trong Đông Nam Á, vì thế việc tăng giá là cần thiết:
"...giá cao nhất của hãng hàng không khác trong khu vực (tính theo cùng nhóm đường bay) cũng đang là cao hơn nhiều so với mức giá trần của Việt Nam (có chặng cao hơn khoảng 60%)..."
"Nếu xét theo mặt cắt so sánh giá vé, việc điều chỉnh tăng trần là phù hợp với xu thế chung của ngành"
Trước đó, cùng với việc duy trì mức giá không cao như các hãng bay trong khu vực, Vietnam Airlines cũng thực hiện một chính sách giá tương đối tốt, với dải giá rộng và có các kênh mở bán linh hoạt.
Các mức giá đa dạng thường được mở bán đồng thời trên cả mạng đường bay nội địa với tỷ lệ thay đổi theo nhu cầu thị trường: mùa cao điểm, chuyến bay cao điểm mở bán nhiều những mức giá cao. Mùa thấp điểm, chuyến bay nhu cầu thấp được mở bán nhiều giá thấp, khách mua xa ngày được mua với giá thấp hơn mua sát ngày.
Tuy nhiên, do vẫn duy trì 'giá rẻ' nên dù hiện tại, doanh thu trung bình trên số khách trên toàn nội địa của Vietnam Airlines vẫn cao hơn chi phí bình quân, tuy nhiên, mức doanh thu trung bình của hãng bay này lại đang bị giảm qua các năm.
Thậm chí, nếu xem xét các số liệu cũng do Vietnam Airlines đưa ra trong đề xuất phương án giá, có thể thấy với các chuyến bay trong nội địa ở khoảng cách dưới 500 km, Vietnam Airlines dường như đang phải chịu lỗ (doanh thu không bù được chi phí) ở khá nhiều.
Vietnam Airlines đang có nhiều chặng bay dưới 500km bị lỗ. (Số liệu từ đề xuất phương án giá trình Bộ GTVT)
Theo đó, trong các chuyến bay bằng máy bay Airbus 321 ở khoảng cách dưới 500 km, Vietnam Airlines đang phải chịu lỗ phân nữa.
Đặc biệt, trong số đó, phải kể đến như ở chặng bay đi từ Đà Nẵng đến Vinh (mã DADVII), Vietnam Airline đang chịu lỗ hơn 93 triệu trung bình một chuyến bay. Chuyến đi theo chiều ngược lại của chặng bay này có mã VIIDAD này cũng khiến Vietnam Airlines đang chịu lỗ trung bình 85,5 triệu/chuyến.
Đồng thời, các chuyến bay ở các loại máy bay khác như Boeing 777 hay AT7 ở cùng khoảng cách cũng đang phải chịu chung số phận. Tính tổng lại, có thể ở những chặng bay dưới 500 km trong nội địa này, Vietnam Airlines đang chịu lỗ trung bình một chuyến bay là gần 530 triệu đồng.