Lý thuyết này giải thích vì sao Vietjet Air phản đối còn Vietnam Airlines đồng ý áp giá vé máy bay
Các nhà kinh tế học Mỹ chứng minh trường hợp ý tưởng quy định giá sàn trong kinh doanh hàng không không hẳn tốt theo mô hình kinh tế về quy luật cung cầu.
Theo nguồn tin từ báo Lao Động, Cục Hàng không Việt Nam đang lấy ý kiến về dự thảo đối với giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng vé phổ thông trên các đường bay nội địa. Theo dự thảo này, Cục Hàng không đề xuất áp khung giá trần và cả giá sàn cho các đường bay nội địa. Theo đó, với đường bay Hà Nội - TP.HCM giá sàn sẽ là 1,1 triệu đồng/chiều.
Trái ngược với Jetstar, hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air phản đối việc áp giá sàn với vé máy bay, bởi việc này không phù hợp với quy định của Luật Cạnh tranh và cũng không phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành đặt câu hỏi: Tại sao lại phải áp giá sàn cho vé máy bay? Tức là đồng nghĩa không cho phép hành khách được đi với một mức giá rẻ nào đó? Mặc dù là khách hàng trung thành của Vietnam Airlines nhưng ông Thành cho rằng sự thành công của Vietjet mới làm cho VietnamAirlines khá hơn. Và điều này định hình nên bộ mặt cũng như chất lượng của toàn bộ ngành hàng không Việt Nam.
Hãy xét về trường hợp thị trường hàng không tại Mỹ giai đoạn 1938-1978 khi Cục hàng không dân dụng Mỹ (CAB) quy định giữ giá vé sàn cao hơn mức cân bằng thị trường. Hiện các nhà kinh tế học chỉ một hiện tượng: Trong các chặng bay không bị quy định mức giá sàn CAB như giá của các chuyến bay trong một bang như giữa Los Angeles và San Francisco bằng một nửa giá của những chuyến bay có khoảng cách tương tự giữa các bang khác nhau. Các nhà kinh tế học cho rằng dường như CAB giữ giá của các chuyến bay cao gấp đôi mức thị trường.
Tại sao những nhà quản lý lại làm vậy? Thực tế CAB có lý lẽ của phía nhà điều hành là nhằm chống lại sự cạnh tranh về giá chuyển sang cạnh tranh về chất lượng giữa các hãng hàng không. Đây cũng điều mà Jetstar lập luận trong dự thảo cua Cục hàng không rằng cuộc chiến về hạ giá thành làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và sự phát triển bền vững của ngành hàng không, đồng thời giá vé thấp hơn ngành đường sắt sẽ tạo nên sự mất cân đối giữa ngành hàng không và các ngành vận tải khác.
Tuy nhiên các nhà kinh tế học Mỹ chứng minh trường hợp ý tưởng của CAB không hẳn tốt theo mô hình kinh tế về quy luật cung cầu. Do mức giá sàn do CAB quy định cao hơn mức cân bằng thị trường khiến sản lượng chuyến bay do các hãng hàng không sẵn sàng cung cấp ở mức ít hơn mức cân bằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Tất nhiên các hãng hàng không được lợi khi bán hàng hóa ở mức cao hơn chi phí bỏ ra nhưng lại bị giảm về sản lượng. Để đạt được mức sản lượng như trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, họ sẽ làm cách nào? Bằng chất lượng: Có thể bạn sẽ được tận hưởng ghế ngồi rộng hơn, đồ ăn miễn phí nhiều hơn, tiếp viên phục vụ nhã nhặn hơn,… Tuy nhiên sự gia tăng chất lượng cũng kèm theo chi phí nhưng chi phí này lớn hơn giá trị đem lại cho khách hàng. Điều này có thể xem là một dạng lãng phí chất lượng.
Sau đó, Chính phủ Mỹ xóa bỏ quy định này, kết quả là giá thành giảm, sản lượng tăng, lãng phí chất lượng biến mất. Điều này có nghĩa là người giàu nhận ra rằng sẽ không còn được phục vụ trên máy bay tốt như trước nhưng giá vé rẻ hơn nhiều và tổng thể số khách hàng vui vẻ vì được giảm giá lớn hơn số buồn lòng vì giảm dịch vụ.
Lưu ý các hãng hàng không luôn có thể đưa ra chất lượng dịch vụ tốt nếu khách hàng muốn trả cho nó. Nhưng phần đông đều muốn được nhưng được bay giá rẻ hơn dù dịch vụ có kém hơn một chút. Khi bỏ giá vé sàn khiến một số hãng hàng không truyền thống gặp vài vấn đề về chi trả phúc lợi công đoàn như đã hứa với nhân viên đến từ lợi nhuận được hưởng do ràng buộc cạnh tranh từ các hãng khác.
Một tác động khác là năm 1938 tại Mỹ có 16 hãng máy bay lớn nhưng đến năm 1974 con số chỉ còn 10 mặc dù có 79 hãng yêu cầu tham gia thị trường trong giai đoạn 1938-1978. Đây là bằng chứng cho việc bất hợp lý về phân bổ nguồn lực. Hãng máy bay giá rẻ bị loại ra khỏi thị trường ví dụ như Southweast Airlines, một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới bị loại ra khỏi thị trường khi tổng thể chi phí tăng.
Nếu việc áp giá sàn được Cục hàng không thực hiện trong thời gian tới, Vietjet Air có lẽ là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn nhất. Hiện Vietjet Air là hãng hàng không giá rẻ tư nhân duy nhất tại Việt Nam.
Giá sàn trong ngành hàng không.