Trung Quốc lao đao, châu Á ra sao?
Mặc dù sự giảm tốc của Trung Quốc sẽ tạo ra những hệ lụy tiêu cực cho một số nước, nó cũng đem lại cơ hội cho những nước khác.
Sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc trong năm 2015 đã gây ra những hậu quả lớn cho nhiều nước trong khu vực. Đối với hầu hết các nước, được dự báo tăng trưởng GDP dưới 7% trong năm nay và những năm tới sẽ là một lý do để ăn mừng.
Tuy nhiên, sau ba thập kỷ tăng trưởng ở mức hai con số, sự đi xuống của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là một mối quan ngại lớn và không phải chỉ Trung Quốc phải đối mặt với mối quan ngại này.
Mặc dù sự giảm tốc của Trung Quốc sẽ tạo ra những hệ lụy tiêu cực cho một số nước, nó cũng đem lại cơ hội cho những nước khác.
Số phận của các nước trong khu vực phụ thuộc vào cấu trúc nền kinh tế và quan trọng là cách chúng thích ứng với các biến đổi đang diễn ra trong nền kinh tế của người láng giềng khổng lồ.
Các nước sản xuất nguyên liệu thô như đồng, dầu mỏ và khoáng sản phục vụ cho sản xuất ở Trung Quốc đang chứng kiến những thay đổi rõ rệt nhất. Sự đi xuống của nền công nghiệp Trung Quốc đồng nghĩa với nhu cầu các mặt hàng trên giảm.
Các nước như Kazakhstan và Chile có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực sản xuất đang gặp thách thức nghiêm trọng trước sự sụt giảm trên.
Các nước sản xuất hàng hóa trung gian cũng bị ảnh hưởng. Chẳng hạn như Nhật Bản, nước chế tạo phụ tùng và linh kiện rồi xuất khẩu sang Trung Quốc để sản xuất hàng điện tử tiêu dùng.
Nói cách khác, việc xuất khẩu giá trị gia tăng ra thế giới thường đi qua con đường Trung Quốc. Do đó, sự giảm tốc của Trung Quốc có tác động rõ rệt lên năng lực xuất khẩu của Nhật Bản.
Nhưng số phận của các nước xuất khẩu hàng hóa cơ bản và hàng hóa trung gian không phải là không thay đổi được.
Khách hàng sẽ không giảm mua điện thoại thông minh, đồ chơi điện tử hay máy tính mà việc sản xuất những hàng hóa này chỉ đơn giản là chuyển từ Trung Quốc sang các nước sản xuất có chi phí thấp hơn.
Chẳng hạn như việc Việt Nam đã tăng cường sản xuất và xuất khẩu điện thoại thông minh và hàng điện tử tiêu dùng một phần nhờ vào thu hút đầu tử trực tiếp nước ngoài nhiều hơn – một lĩnh vực mà Trung Quốc từng thống trị tuyệt đối
Các nước khác như Ấn Độ và Indonesia trên lý thuyết có thể nổi lên như là những người khổng lồ xuất khẩu mới.
Mặc dù vậy, đề điều này xảy ra, các nước này sẽ phải đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng và cải cách chính sách đề làm cho môi trường đầu tư và logistics của mình trở nên cạnh tranh hơn trên toàn cầu.
Một nhóm nước khác chịu tác động của việc tái cấu trúc ở Trung Quốc lại bán sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng Trung Quốc.
Bất chấp tăng trưởng chậm lại, tiêu dùng hộ gia đình của Trung Quốc đang tăng lên và thị trường nước này vẫn là một trong những thị trường triển vọng nhất thế giới. Doanh nghiệp nào có thể tận dụng được sự gia tăng tiêu dùng này sẽ vẫn hoạt động tốt.
Cho đến nay, các nước bên ngoài Châu Á – như Đức với ngành công nghiệp ôtô và Mỹ với ngành công nghệ cao là những nước hưởng lợi chính từ sự gia tăng thu nhập ở Trung Quốc.
Nhưng các nước Châu Á-Thái Bình Dương cũng có phần của mình. Singapore và Australia đang tận dụng sự gia tăng nhu cầu giáo dục chất lượng cao ở Trung Quốc bằng cách mở rộng xuất khẩu các dịch vụ đại học.
Nhật Bản đang hưởng lợi từ thói quen chi tiêu mạnh tay của du khách Trung Quốc đến mức mà hiện tượng này được gọi là “bùng nổ mua sắm” đã trở thành một từ phổ biến ở Nhật.
Nhóm nước thứ ba có thể hưởng lợi bao gồm những nước cạnh tranh với Trung Quốc. Những nền kinh tế này có thể tăng thị phần toàn cầu của mình khi Trung Quốc rút khỏi một số lĩnh vực.
Chính bởi vì thành công của mình, giá lao động của Trung Quốc đã tăng hơn 100% trong mười năm qua, khiến hoc nhiều nước khác – không chỉ Việt Nam hay Ấn Độ, mà cả các nước đông dân khác như Bangladesh và Myanmar có giá lao động tương đối rẻ hơn.
Điều này đồng nghĩa với việc nhiều ngành công nghiệp ở Trung Quốc đã mất tính cạnh tranh và tăng trưởng tương lai của kinh tế Trung Quốc phải đến từ cải tiến và tăng năng suất thay vì dựa vào lao động giá rẻ.
Chẳng hạn như Bangladesh đã bắt đầu tân dụng sự rút lui của Trung Quốc khỏi phân khúc giá rẻ của thị trường may mặc. Sản xuất và xuất khẩu của nước này đang tăng lên nhanh chóng và ngày nay Bangladesh là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc.
Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi Bangladesh và Việt Nam hiện này là hai nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực.
Nhưng lợi ích từ sự giảm tốc của Trung Quốc không phải tự nhiên mà có. Vì có quá nhiều nước đang cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần toàn cầu mà Trung Quốc đã bỏ lại, các nền kinh tế đang phát triển của khu vực cần theo đổi một loạt các cải cách và đầu tư vào điện lưới, giao thông và cơ sở hạ tầng đô thị để làm môi trường đầu tư của mình cạnh tranh hơn.
Khi sự giảm tốc của Trung Quốc phần lớn đang được thúc đẩy bởi các yếu tố cơ bản (đặc biệt là sự suy giảm lực lượng lao động và giá nhân công tăng), cần hiểu rằng đó là một nguy cơ tiềm ẩn của nền kinh tế thế giới.
Vì kinh tế Trung Quốc hiện nay đã quá lớn, thậm chí tăng trưởng 6% hiện tại của nước này cũng đóng góp cho sản lượng kinh tế thế giới hơn tăng trưởng 10% trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra.
Với những nước còn lại, cách tốt nhất để đối phó với sự giảm tốc của Trung Quốc là thực hiện các cải cách trong nước cần để định vị quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu.