Công nghệ thay đổi trải nghiệm tiêu dùng ở Trung Quốc như thế nào?

13/04/2018 09:52 AM | Xã hội

Mặc dù công nghệ đang gây ra những thay đổi lớn cho hành vi của người tiêu dùng trên toàn thế giới, nhưng không nơi nào những thay đổi này thể hiện rõ nét bằng thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc dẫn đầu thế giới về tiếp thị thế giới số với lĩnh vực thương mại điện tử của quốc gia này có giá trị 600 tỷ USD, chiếm khoảng 14% tổng các dịch vụ bán lẻ và thực phẩm của đất nước này. 95% dân số Trung Quốc sở hữu các thiết bị di động hỗ trợ Internet, và 2/3 tổng lượng thời gian truy cập Internet của người dân quốc gia này đều thông qua điện thoại di động.

Theo một báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới về Tương lai tiêu dùng tại các thị trường tiêu dùng tăng trưởng nhanh, Trung Quốc thực sự là một thị trường tập trung xung quanh điện thoại di động và thương mại điện tử, và nó đang di chuyển với một tốc độ ánh sáng.

Công nghệ thay đổi trải nghiệm tiêu dùng ở Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 1.

Động thái thay đổi của các thương hiệu nước ngoài tại Trung Quốc

Như những nơi khác trên thế giới, những người tiêu dùng Trung Quốc được trao quyền nhiều hơn, siêu kết nối và mong muốn sự siêu tiện lợi. Các thương hiệu phải cố gắng hơn bao giờ hết để trở thành một phần trong cuộc sống của những người tiêu dùng.

Khi các thương hiệu nội địa của Trung Quốc đang ngày càng được cá nhân hóa và trực tiếp hướng đến người tiêu dùng, thì các thương hiệu toàn cầu phải cân bằng phạm vi tiếp vận và quy mô quảng bá bằng cách cung cấp cho người tiêu dùng một dịch vụ cũng được thiết kế phù hợp với nhu cầu của họ.

Cá nhân hóa không đồng nghĩa với một thị trường riêng cho một loại hàng hóa/dịch vụ: Unilever có tham vọng có một tỉ kết nối 1 - 1 với khách hàng và chủ động nghĩ về các thị trường phân khúc với mỗi thị trường chính là một khách hàng. Đây là một thay đổi lớn so với cách thức hoạt động của các công ty tiêu dùng nhanh toàn cầu trong quá khứ, khi các doanh nghiệp nghĩ về các mô hình kinh doanh mới dựa trên dịch vụ hoặc chia sẻ và không chỉ tập trung vào sản phẩm nữa.

Dữ liệu trở thành nguồn tài nguyên quý giá nhất ở Trung Quốc

Tuy nhiên, có một số đặc điểm quan trọng chỉ xuất hiện ở thị trường Trung Quốc. Ví dụ, sự thành công của các công ty, như Tencent và Alibaba, trong xây dựng các hệ thống ngang hàng nắm bắt dữ liệu về các khía cạnh cuộc sống của một người thay vì các hệ thống phân phối theo chiều dọc đang thống trị ở phương Tây.

Nền kinh tế chia sẻ đã phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc và có thể chiếm 20% GDP của Trung Quốc vào đầu năm 2025. Khi nói đến dân số Trung Quốc, sự phân cực giữa millenials và những người lớn tuổi hơn đang tăng lên. Do đó, việc điều chỉnh và sáng tạo sản phẩm, từ quá trình sản xuất đến bao bì, cho phù hợp với các lứa tuổi khác nhau trở nên cực kỳ quan trọng đối với các thương hiệu.

Công nghệ thay đổi trải nghiệm tiêu dùng ở Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 2.

Trung Quốc đang nhanh chóng chuyển từ nền kinh tế lao động chân tay và công nghiệp sang nền kinh tế số và dữ liệu. Dữ liệu và trí tuệ nhân tạo đang là nền tảng của sự đổi mới trong thập kỷ tới, khi AI đứng đằng sau sự phát triển của các lĩnh vực như tin nhắn, tin thoại, thương mại điện tử, dịch vụ định vị và những ngôi nhà thông minh.

Blockchain đang nhanh chóng nổi lên như một công nghệ quan trọng đối với nguồn cung và các hệ thông thương mại, đặc biệt là ở Trung Quốc, không chỉ về Bitcoin, mà còn đến các ứng dụng công nghệ đa dạng khác. Ví dụ, khi tính minh bạch của các nguồn và các nguyên liệu đang ngày càng trở nên quan trọng với người tiêu dùng, thì blockchain đang được thử nghiệm với vai trò một công cụ hữu ích để theo dõi quá trình logistics và phân phối trong chuỗi cung ứng.

Thêm vào đó, xu hướng gia tăng lòng trung thành với các sản phẩm nội địa của khách hàng và công nghệ khiến cho các thương hiệu nội địa của Trung Quốc dễ dàng hơn trong việc đối phó với các đối thủ toàn cầu.

K Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM