Chuyên gia kinh tế nhận định: Trong cuộc đua ngôi vương ngành du lịch của Việt Nam và Thái Lan ở ĐNA, sự bứt phá sẽ đến từ nguồn khách Ấn Độ!

16/04/2025 15:40 PM | Du lịch

Trong bối cảnh lượng khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau đại dịch, các quốc qua Đông Nam Á đang dần thích ứng với bức tranh mới của ngành du lịch khu vực. Theo đó, Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng tốc để soán ngôi vương của Thái Lan, trở thành điểm đến du lịch hàng đầu dành cho du khách quốc tế, với tiềm năng vô cùng lớn đến từ du khách Ấn Độ..

Bài viết là góc nhìn của Ông David Mann, Chuyên gia kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Viện Kinh tế Mastercard về sự chuyển dịch cơ cấu của thị trường du lịch Việt và các quốc gia Đông Nam Á.

***

Năm 2024, Thái Lan tiếp tục dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về số lượng du khách quốc tế với 35,5 triệu lượt khách. Tuy nhiên, Việt Nam là điểm sáng về tốc độ tăng trưởng, đạt 17,5 triệu lượt khách quốc tế – tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Với mục tiêu đón 23 triệu khách quốc tế trong năm 2025, tăng 28% so với năm 2019 và 31% so với năm 2024, Việt Nam đang khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch toàn cầu.

Sự dịch chuyển trong cơ cấu thị trường du lịch đang diễn ra rõ nét tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á. Trước bối cảnh khách du lịch quốc tế đến từ Trung Quốc phục hồi chậm - chỉ đạt khoảng 80% so với mức đỉnh năm 2019, và tốc độ tăng trưởng GDP của nước này đang chững lại, thị trường Ấn Độ nổi lên mạnh mẽ với công suất các chuyến bay quốc tế tăng vọt, đạt 110% so với trước đại dịch. Đây là động lực mới giúp bù đắp khoảng trống mà thị trường Trung Quốc để lại.

Đối với Thái Lan, nguồn khách du lịch mới từ Ấn Độ là cứu cánh kịp thời trước ảnh hưởng từ sự sụt giảm của khách Trung Quốc. Tại những quốc gia Đông Nam Á khác, nơi cả lượng khách Trung Quốc và Ấn Độ đều gia tăng mạnh mẽ, đây là "cú hích kép" thúc đẩy nền kinh tế khu vực.

Chuyên gia kinh tế nhận định: Trong cuộc đua ngôi vương quyết liệt của Việt Nam và Thái Lan trong ngành du lịch ĐNA, sự bứt phá sẽ đến từ nguồn khách Ấn Độ!- Ảnh 1.

Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả xu hướng này, doanh nghiệp và chính quyền trong khu vực cần nhanh chóng thích nghi với đặc điểm và hành vi tiêu dùng của nhóm khách du lịch mới.

Mặc dù lượng du khách Trung Quốc đang dần phục hồi ở mức độ khác nhau tại từng thị trường thuộc Đông Nam Á, nhưng công suất bay giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực vẫn chỉ đạt 77% so với năm 2019. Thái Lan từng là điểm đến yêu thích nhất của khách du lịch Trung Quốc, hiện vị trí này đã thuộc về Nhật Bản.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng đang chững lại, với mức tăng trưởng GDP thực tế năm 2024 chỉ đạt 5% – thấp hơn mức trung bình 6% trở lên trước đại dịch. Du khách Trung Quốc, vốn quen với các chuyến du lịch quốc tế, ngày càng ưa chuộng những hành trình khám phá mới mẻ hơn.

Hiện tại, Thái Lan đặt mục tiêu đón 40 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025, vượt mức 35,5 triệu lượt của năm 2024. Nếu đạt được mục tiêu này, Thái Lan sẽ lần đầu tiên, kể từ sau đại dịch, vượt mức kỷ lục 39 triệu lượt khách quốc tế của năm 2019. Tuy nhiên, Thái Lan sẽ phải thực hiện kế hoạch mà không thể dựa nhiều vào thị trường khách du lịch đến từ Trung Quốc, vốn đã giảm từ 28% tổng lượt khách năm 2019 xuống chỉ còn 18,9% vào năm 2024. Bên cạnh đó, công suất bay giữa Trung Quốc và Thái Lan vẫn thấp hơn 35% so với thời điểm trước đại dịch, dự báo lượng khách từ thị trường này khó có thể phục hồi mạnh trong ngắn hạn.

Chuyên gia kinh tế nhận định: Trong cuộc đua ngôi vương quyết liệt của Việt Nam và Thái Lan trong ngành du lịch ĐNA, sự bứt phá sẽ đến từ nguồn khách Ấn Độ!- Ảnh 2.

Nhằm thúc đẩy tăng trưởng du lịch song phương, trong giai đoạn từ năm 2023 đến đầu năm 2024, Trung Quốc đã ký kết các thỏa thuận miễn thị thực với Thái Lan, Malaysia và Singapore. Những nỗ lực này giúp Malaysia và Singapore phục hồi lượng khách Trung Quốc, lần lượt đạt mức 105% và 85% so với năm 2019. Người Trung Quốc là nhóm du khách đông đảo nhất và chi tiêu mạnh tay nhất tại 2 quốc gia này..

Trong khi đó, Thái Lan đón 6,73 triệu lượt khách Trung Quốc trong năm 2024 – dù chỉ đạt 61% so với năm 2019 nhưng vẫn vượt xa con số 3,29 triệu lượt khách đến Malaysia và 3,08 triệu lượt khách đến Singapore.

Trong bức tranh toàn cảnh đó, Ấn Độ đang nổi lên như thị trường khách du lịch lớn nhất khu vực, cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc. Nhờ tăng trưởng kinh tế ấn tượng (dự kiến đạt 6,4% trong năm tài chính 2024–2025), cùng với sự bùng nổ đường bay mới và chính sách visa thuận lợi, lượng khách Ấn Độ đến Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đều ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng.

Theo Capital Economics, đến năm 2035, du khách Ấn Độ sẽ chi khoảng 120 tỷ USD mỗi năm cho các chuyến du lịch nước ngoài – trở thành nhóm khách chi tiêu nhiều thứ tư toàn cầu, chỉ xếp sau Mỹ, Trung Quốc và Đức.

Hưởng lợi từ chính sách thị thực cởi mở sau đại dịch, Thái Lan và Malaysia đã ghi nhận lượng khách Ấn Độ tăng trưởng mạnh – lần lượt tăng 7% và 54% so với năm 2019. Đáng chú ý, Bangkok đã vượt qua Dubai để trở thành điểm đến quốc tế phổ biến nhất với du khách Ấn Độ.

Việt Nam là quốc gia có lượng khách du lịch từ Ấn Độ tăng trưởng ấn tượng nhất trong khu vực. Từ năm 2022, nhiều đường bay thẳng kết nối trực tiếp với các thành phố lớn của Ấn Độ đã được thiết lập, góp phần đưa lượng khách đến Việt Nam tăng 363% vào năm 2024 so với năm 2019.

Chuyên gia kinh tế nhận định: Trong cuộc đua ngôi vương quyết liệt của Việt Nam và Thái Lan trong ngành du lịch ĐNA, sự bứt phá sẽ đến từ nguồn khách Ấn Độ!- Ảnh 3.

Trong khi đó, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam hiện mới chỉ đạt khoảng 65% so với năm 2019. Tuy nhiên, sự bứt phá mạnh mẽ từ thị trường Ấn Độ cùng sự phục hồi ổn định từ các quốc gia khác như Hàn Quốc đang giúp ngành du lịch Việt Nam duy trì đà tăng trưởng tích cực.

Yếu tố kinh tế chững lại không phải là lý do duy nhất ảnh hưởng đến xu hướng du lịch của khách Trung Quốc. Theo dữ liệu từ Mastercard, du khách Trung Quốc đang tìm kiếm những trải nghiệm và điểm đến mới lạ.. Khoảng 9,5% tổng chi tiêu du lịch nước ngoài của khách Trung Quốc được dành cho các hoạt động trải nghiệm và giải trí về đêm. Trong khi đó, du khách Ấn Độ có thói quen chi tiêu mạnh tay cho việc mua sắm.

Với đa số khách Trung Quốc đã từng du lịch đến Đông Nam Á, nhu cầu khám phá các điểm đến xa hơn đang ngày càng gia tăng. Bằng chứng là lưu lượng hành khách trên các chuyến bay Trung Quốc - Ai Cập và Trung Quốc - Trung Á trong năm 2024 đã tăng gấp đôi so với năm 2019.

Ngược lại, với sự phát triển nhanh chóng của tầng lớp trung lưu tại Ấn Độ, ngày càng nhiều du khách từ quốc gia này lựa chọn du lịch nước ngoài. Đông Nam Á là điểm đến lý tưởng cho lần đầu tiên xuất ngoại nhờ chính sách thị thực ngày càng thuận lợi. Theo Chỉ số Hộ chiếu Henley, hộ chiếu Ấn Độ hiện được miễn thị thực tại 56 quốc gia trên toàn cầu, trong khi hộ chiếu Trung Quốc được miễn thị thực tại 83 quốc gia.

Chuyên gia kinh tế nhận định: Trong cuộc đua ngôi vương quyết liệt của Việt Nam và Thái Lan trong ngành du lịch ĐNA, sự bứt phá sẽ đến từ nguồn khách Ấn Độ!- Ảnh 4.

Đối với nhóm du khách lần đầu du lịch nước ngoài, sự thuận tiện, an toàn và yếu tố phù hợp văn hóa là những ưu tiên hàng đầu. Nhiều người Ấn Độ tuân theo chế độ ăn uống đặc biệt, nên việc tìm được món ăn phù hợp là một mối quan tâm lớn khi đi du lịch. Tương tự như các nhóm khách quốc tế khác, du khách Ấn Độ cũng mong muốn sử dụng các phương thức thanh toán quen thuộc và cảm thấy yên tâm về mặt thể chất lẫn tài chính trong suốt chuyến đi.

Nhiều năm qua, Thái Lan luôn là điểm đến quen thuộc của du khách Ấn Độ, với ẩm thực Ấn Độ phổ biến tại nhiều khu du lịch lớn. Malaysia, nơi có cộng đồng cư dân gốc Ấn đông đảo, sở hữu lợi thế sẵn có trong việc phục vụ nhóm khách này. Trong khi đó, Việt Nam cũng đang tích cực nâng cấp dịch vụ, đặc biệt trong lĩnh vực ăn uống và mua sắm, nhằm mang đến trải nghiệm phù hợp với gu thẩm mỹ và mức chi tiêu của du khách đến từ Ấn Độ.

Sự chuyển dịch rõ nét trong thị trường khách quốc tế đang giúp Đông Nam Á đa dạng hóa nguồn thu từ du lịch, từ đó gia tăng tính bền vững cho một trong những ngành kinh tế chủ lực của khu vực. Bên cạnh những dòng chữ Trung Quốc quen thuộc trên thực đơn hay tại các quầy lễ tân khách sạn, cùng chờ đón sự xuất hiện mới mẻ của hệ chữ Devanagari dành cho du khách Ấn Độ!

Diệu Đan

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Dự án tâm linh 35.000 tỷ đồng của Sun Group ở Thanh Hóa có gì?

Với tổng mức đầu tư lên tới 35.000 tỷ đồng, dự án Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên do Sun Group triển khai tại Thanh Hóa hứa hẹn trở thành điểm đến văn hóa - tâm linh mang tầm vóc quốc tế.

Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài : Đi nhiều nơi chưa thấy nhà thuốc nào tiêm chủng, ngày nhà thuốc An Khang có dịch vụ này còn xa vời

Chủ tịch Nguyễn Đức Tài khẳng định ngày nhà thuốc An Khang có dịch vụ tiêm chủng còn xa vời và chưa có dự cảm được về mô hình này.

[Info] Chủ tịch Xuân Thiện Group: Từ tham vọng năng lượng tái tạo đến dự án thép 100.000 tỷ đồng

Tên tuổi của doanh nhân Nguyễn Văn Thiện gắn liền với sự phát triển và thành công của Xuân Thiện Group. Hiện, Xuân Thiện Group đang là một trong những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động đa ngành từ vật liệu xây dựng đến năng lượng tái tạo hay đầu tư dầu khí, nông nghiệp công nghệ cao,...

Lời cảm ơn trị giá 140 triệu USD: Lựa chọn đạo đức hay lợi nhuận khiến ông chủ ChatGPT đau đầu

Một phân tích từ BestBrokers ước tính ChatGPT tiêu thụ trung bình 1,059 tỷ kWh mỗi năm, tương đương hơn 139,7 triệu USD tiền điện theo giá thương mại trung bình của Mỹ.