Châu Á nên làm gì để ngăn GDP “bốc hơi” vì kẹt xe?
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), 2 – 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm là con số thiệt hại mà các quốc gia châu Á phải hứng chịu từ hậu quả của nạn kẹt xe. Nếu không thể tìm ra một biện pháp giải quyết khả thi, tình trạng này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Kẹt xe – Nỗi ám ảnh bao trùm châu Á
Vào năm 1980, trong 10 phương tiện cơ giới trên thế giới chỉ có 1 chiếc ở châu Á thì đến nay, con số này đã tăng lên theo cấp số nhân. Sự tăng trưởng nhanh về dân số và mức độ thịnh vượng đã khiến cho nhu cầu vận tải tại châu lục này tăng gấp 4 lần so với năm 1980 (Boston Consulting Group, 2017). Tốc độ phát triển hạ tầng giao thông đường bộ không đuổi kịp tốc độ gia tăng lượng phương tiện cá nhân đã đẩy nhiều thành phố châu Á rơi vào cảnh tắc đường triền miên.
Trong nghiên cứu mới nhất do Uber phối hợp với tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group (BCG) thực hiện tại 9 thành phố châu Á bao gồm Singapore, Kuala Lumpur, Jakarta, Surabaya, Hong Kong, Taipei, Hà Nội và Manila, trung bình cư dân tại các thành phố này phải chịu ùn tắc mất 52 phút mỗi ngày. Bên cạnh việc lãng phí thời gian, chi phí vận tải thì sức khỏe con người cũng đang bị đe dọa do ức chế và ô nhiễm môi trường. Đỉnh điểm vào năm 2016, vụ tắc đường “lịch sử” kéo dài 20 tiếng tại một trạm thu phí ở Indonesia đã khiến 12 người chết vì kiệt sức.
Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề này, chính phủ các nước không ngừng đề ra những giải pháp, sáng kiến giảm ùn tắc giao thông đô thị như mở đường mới, xây dựng hệ thống tàu điện, đầu tư cho giao thông công cộng, siết chặt hàng rào thuế quan… Tuy nhiên trong quá trình thực hiện và nghiệm thu kết quả, các giải pháp trên đã chứng minh là chưa khả thi trong bối cảnh gấp rút như hiện nay.
Các mô hình giao thông công cộng phần nào giảm bớt ùn tắc nhưng chưa đủ hiệu quả trong tình thế cấp bách của các nước châu Á như hiện nay.
Triển vọng từ làn sóng công nghệ
Giải pháp được cho là tối ưu trong giai đoạn này trước hết phải tận dụng được những nguồn lực sẵn có một cách tối đa để giải quyết nhu cầu đi lại cho người dân. Thứ hai, đó nên là một giải pháp tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí ngang bằng hoặc hơn việc sở hữu phương tiện cá nhân. Dựa vào 2 yếu tố nêu trên và thực tế đang diễn ra tại các thành phố, ứng dụng công nghệ có thể xem là mô hình đầy triển vọng.
Sự bùng nổ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã cho phép con người sử dụng công nghệ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Một số doanh nghiệp Châu Á đã biết cách đón đầu làn sóng công nghệ và biến nó thành công cụ hữu ích để đẩy lùi ùn tắc. Trong đó, điển hình là những ứng dụng chia sẻ xe (ride-sharing) đã ra đời trên toàn thế giới. Trong số đó, Uber đã nhanh chóng “công phá” nhiều khu vực trên thế giới nhờ sự tiện lợi và chi phí rẻ, mang đến ảnh hưởng tích cực cho nhiều thành phố. Có đến 55% người dân châu Á cho rằng các dịch vụ chia sẻ xe như Uber có thể xem là một phương án thay thế ô tô riêng.
Theo nghiên cứu và ước tính của nghiên cứu trên do BCG thực hiện, nếu công nghệ chia sẻ phương tiện trở nên phổ biến hơn và thay thế được phương tiện cá nhân, các quốc gia ở Đông Nam Á có thể giảm được từ khoảng 40% đến 70% lượng phương tiện cá nhân đang lưu thông hiện nay. Ngoài ra, ride-sharing sở hữu nhiều ưu điểm có thể biến nó thành giải pháp tức thời và nhanh chóng cho vấn nạn kẹt xe.
Cụ thể, dịch vụ chia sẻ xe sẽ gia tăng tỉ lệ lấp đầy trên mỗi phương tiện lên đến 1,7 lần tại các thành phố được nghiên cứu. Tỉ lệ này tăng đồng nghĩa với việc lượng phương tiện cá nhân sẽ giảm, kéo theo ùn tắc giao thông giảm. Chưa kể một phương tiện nhàn rỗi tham gia ride-sharing có thể linh động phục vụ người dùng một cách nối tiếp nhau theo các mốc thời gian trong ngày ngày thay vì phải gia tăng số lượng xe để đánh ứng nhu cầu ngày càng tăng tại một số khu vực. Nhờ sợ hỗ trợ của công nghệ gọi xe qua ứng dụng di động, thời gian xe chạy rỗng cũng ít hơn một nửa so với các mô hình truyền thống.
Theo ước tính, dịch vụ chia sẻ phương tiện có thể giúp thành phố tiết kiệm được diện tích đậu ô tô cần thiết khá đáng kể (tiết kiệm 399 ha tại Hà Nội và 366 ha tại TP Hồ Chí Minh - trích từ nghiên cứu nêu trên của BCG), gián tiếp tháo gỡ ùn tắc. Càng nhiều xe đậu trên lòng đường hay tốn nhiều thời gian để tìm ra chỗ đậu xe cũng là những nguyên nhân dẫn đến tắc đường. Bản thân những người sở hữu xe ô tô riêng cũng cảm thấy rất khó khăn khi tìm một chỗ đậu xe.
Song song, thực tế cho thấy, ô nhiễm môi trường ở châu Á đang ở mức cao nhất thế giới và 80% nguyên nhân đến từ phương tiện giao thông. Chính vì vậy, giảm thiểu lượng phương tiện là ưu tiên cấp bách hàng đầu của bất kỳ một quốc gia nào.
Những ứng dụng chia sẻ phương tiện như Uber có thể là giải pháp ngắn hạn cũng như lâu dài, hỗ trợ các mô hình giao thông công cộng để giải quyết vấn đề cấp bấp tại các nước.
Bên cạnh việc giải quyết vấn đề đi lại cho từng cá nhân trong nền kinh tế thì chia sẻ phương tiện còn là một giải pháp mang tầm vóc quốc gia, đã được áp dụng thành công tại một số nước châu Á. Với mức độ phổ cập di động tăng nhanh, ride-sharing hoàn toàn có thể phát triển mạnh và trở thành một phương án tiềm năng tức thì cho giao thông đô thị Việt Nam.