Uber lại dính kiện vì ăn cắp ý tưởng về dịch vụ chia sẻ chuyến đi

17/05/2015 15:19 PM | Kinh doanh

Kevin Halpern, người đã từng thua trong vụ kiện tương tự chống lại một doanh nghiệp startup khác, khẳng định Uber ăn cắp ý tưởng của công ty Celluride Wireless do Kevin làm chủ.

Nội dung nổi bật:

Kevin Halpern đã nộp đơn kiện cho tòa San Francisco Superior Court thứ Năm tuần này và khẳng định CEO của Uber, Travis Kalanick, đã ăn cắp ý tưởng về dịch vụ chia sẻ chuyến đi

Uber chẳng lạ gì vòng lao lý. Công ty cung ứng dịch vụ chia sẻ chuyến đi này đã đối mặt với nhiều vụ kiện từ các công ty taxi, khách hàng và cả lái xe cũ của Uber.


Kevin Halpern đã nộp đơn kiện cho tòa San Francisco Superior Court thứ Năm tuần này và khẳng định CEO của Uber, Travis Kalanick, đã ăn cắp ý tưởng về một dịch vụ “thời gian thực, dựa trên nền tảng điện thoại” từ công ty Celluride Wireless mà Kevin sáng lập từ 2003. Tuy không còn hoạt động, công ty Celluride vẫn xuất hiện trong đơn kiện như một nguyên cáo bên cạnh Halpern.

Đơn kiện cho biết Halpern gặp Kalanick vào năm 2006 để chia sẻ thông tin về một dự án mà Celluride đang phát triển. Halpern cáo buộc rằng những trao đổi của hai bên được tổ chức dưới một vỏ bọc bảo mật. Theo bản cáo trạng, Halpern đã nghiên cứu phát triển một công nghệ cho Celluride đến năm 2008, và giao diện của ứng dụng của Uber hiện nay giống hệt công nghệ đó. Halpern cáo buộc Kalanick và nhà đồng sáng lập Uber, Garrett Camp, đã ăn cắp bí mật thương mại của anh ta để trình bày tại một hội nghị đầu tư mạo hiểm vào mùa thu 2008, chỉ vài tháng trước khi Uber ra đời.

Đáp lại lời cáo buộc, người phát ngôn của Uber, Kristin Carvell nói rằng đơn kiện của Halpern không hề có giá trị. “Những cáo buộc này hoàn toàn vô căn cứ. Chúng tôi sẽ mạnh mẽ chống lại họ”.

Halpern cáo buộc Kalanick và Camp, cùng với các hãng đầu tư mạo hiểm chống lưng cho Uber đã chiếm dụng bí mật thương mại, sử dụng bất hợp pháp ý tưởng của người khác, và vi phạm hợp đồng với mức thiệt hại chưa xác định.

Một luật sư của Halpern không trả lời ngay câu hỏi tại sao phải hơn 6 năm sau khi Uber thành lập, Halpern mới khởi kiện.

Năm 2009, Halpern đã kiện Anu Shukla, nhà sáng lập của công ty công nghệ Offerpal Media (nay là Tapjoy), vì vi phạm hợp đồng khi cho thôi việc Halpern một thời gian ngắn sau khi anh này đã giúp sáng lập Offerpal. Đơn kiện này sau đó đã bị bác bỏ. Tương tự, đơn kiện của Halpen chống lại hai sĩ quan cảnh sát hạt Santa Cruz (California) đã bắt giữ anh ta vì sử dụng chất kích thích bất hợp pháp.

Dĩ nhiên, Uber chẳng lạ gì vòng lao lý. Công ty cung ứng dịch vụ chia sẻ chuyến đi này đã đối mặt với nhiều vụ kiện từ các công ty taxi, khách hàng và cả lái xe cũ của Uber.

Những doanh nghiệp công nghệ thành công thường là đối tượng nhắm đến của các vụ kiện bởi những người tự nhận là chủ nhân của ý tưởng. Ví dụ, Facebook đã thua kiện trước anh em nhà Winklevoss, bạn đồng môn thời còn học ở Harvard, với lý do Zuckerberg đã đánh cắp ý tưởng về mạng xã hội. Paul Ceglia có bằng chứng cho thấy Zuckerberg hứa sẽ chia sẻ một nửa công ty cho anh ta, tuy nhiên đã mất tích sau khi bị buộc tội tại tòa án liên bang là bịa đặt các chứng cứ.

>> Uber sắp được định giá cao kỷ lục

Ngọc Diệp

Cùng chuyên mục
XEM