3 tập đoàn gia đình tài phiệt lớn mạnh nhất Hàn Quốc
Theo Ủy bạn Thương mại Hàn Quốc, năm 2013, ba tập đoàn này chiếm tới 85% tổng lợi nhuận ròng của 30 tập đoàn kinh tế lớn nhất Hàn Quốc.
Các tập đoàn tài phiệt, hay còn gọi là Chaebol, là một tập đoàn gồm ít nhất 2 công ty được điều hành bởi cùng các gia đình, truyền từ đời cha sang đời con. Đây là những tập đoàn có tổng tài sản trị giá ít nhất 5 nghìn tỷ won (4,74 tỷ USD) và được chia thành các công ty nhỏ hoạt động riêng rẽ.
Samsung, SK, Huyndai hiện là 3 chaebol lớn nhất Hàn Quốc.
1. Samsung
Tập đoàn Samsung được thành lập vào năm 1938 bởi ông Lee Byung Chul, con trai một địa chủ giàu có. Ban đầu, Samsung hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất khẩu cá, rau và trái cây sang Trung Quốc.
Năm 1951, Samsung Moolsan (Samsung Corporation ngày nay) được thành lập. Vào những năm 1960, Samsung bắt đầu bước chân vào ngành công nghiệp điện tử và phát triển bùng nổ trong mảng điện tử gia dụng. Năm 1974, việc mở rộng sản xuất linh kiện bán dẫn giúp Samsung Electronics trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực này.
Samsung tăng trưởng khó tin vào những năm 1980 trên toàn cầu khi bước chân vào lĩnh vực hệ thống IT. Năm 1998, Samsung Electronics, Samsung Telecommunications và Semiconductors sáp nhập, trở thành công ty điện tử hàng đầu thế giới.
Từ những năm 1990, Samsung là hãng điện tử hàng đầu thế giới với các sản phẩm như linh kiện bán dẫn, màn hình LCD, máy tính…
Tập đoàn Samsung bao gồm Samsung Electronics, Samsung C&T Corporation, Samsung Heavy Industries, Samsung Life Industries…
Ngày nay, tập đoàn Samsung tạo ra gần 1/4 nền kinh tế trị giá 1,4 nghìn tỷ USD của Hàn Quốc. Người lãnh đạo tập đoàn kinh tế khổng lồ này là Lee Kun Hee, con trai của Lee Byung Chul. Lee Kun-Hee cũng là người giàu nhất Hàn Quốc với tài sản 9,2 tỷ USD theo thống kê của Forbes tính tới28/8/2015. Năm 2014, tổng doanh số của tập đoàn Samsung là 305 tỷ USD.
2. Huyndai Motor
Hyundai Togun được thành lập vào năm 1947 bởi Chung Ju-Yung in 1947. Công ty được đổi tên thành Hyundai Construction vào năm 1950 (ngày nay gồm Hyundai Engineering và 8 Construction). Hyundai có vai trò lớn trong công cuộc tái thiết Hàn Quốc sau chiến tranh với hoạt động trong nhiều lĩnh vực công nghiệp nặng.
Năm 1967, Hyundai Motors và Hyundai Heavy Industries được thành lập. Năm 1983, Hyundai Electronics ra đời.
Năm 1999, Hyundai Electronics sáp nhập với LG Semiconductor Co. Năm 2001, công ty này được đổi tên thành Hynix Semiconductor.
Theo Forbes, tính tới tháng 5/2015, Hyundai Motor có giá trị thị trường là 32,9 tỷ USD, là hãng sản xuất ô tô lớn thứ 5 thế giới và đứng thứ 64 trong danh sách các thương hiệu giá trị nhất thế giới của Forbes.
Ngày nay, Hyundai Motor hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, phân phối phương tiện vận tải, linh kiện, tài chính, đường sắt….
Người lãnh đạo Hyundai Motor hiện tại là Chung Mong-Koo, con trai thứ 2 của nhà sáng lập Chung Ju-Yung.
3. SK
SK Group, hay còn gọi là SK Holdings, được thành lập vào năm 1953 bởi Chey John Hyun. SK là chaebol lớn thứ 3 tại Hàn Quốc với hơn 80 công ty con hoạt động trong 3 lĩnh vực chủ yếu: Năng lượng và hóa chất, bán dẫn và công nghệ, marketing và dịch vụ.
SK không được biết đến nhiều trên thế giới như Samsung, Hyundai và LG. Tại Hàn Quốc, công ty này nổi tiếng với các trạm xăng và công ty viễn thông lớn nhất nước, SK Telecom.
Công ty con SK Hynix là hãng sản xuất chíp lớn thứ 2 thế giới sau Samsung Electronics. Năm 2014, doanh thu của SK đạt 156,6 tỷ USD, nhiều hơn General Electric Co. và gần bằng một nửa Exxon Mobil Corp.
Hiện nay, chủ tịch SK là Chey Tae-won, cháu trai nhà sáng lập Chey John Hyun. Chey Tae Won hiện là người giàu thứ 6 tại Hàn Quốc với tài sản 3,7 tỷ USD, theo Forbes.
Ông từng bị kết án 4 năm tù vì tội tham ô trước khi được tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye ân xá.