Cách xa 250 dặm so với Trái đất, các phi hành gia người Mỹ sẽ bỏ phiếu bầu cử như thế nào?
Dù ứng cử viên Tổng thống Mỹ có là ai, ông Donald Trump hay bà Hillary Clinton, thì không chỉ người ở mặt đất, mà cả các phi hành gia sống bên ngoài vũ trụ cũng có thể tham gia bỏ phiếu.
Cứ bốn năm một lần, hàng triệu cử tri Mỹ lại tiến hành bỏ phiếu bầu cử nhằm chọn ra vị Tổng thống kế nhiệm.
Dù ứng cử viên Tổng thống Mỹ có là ai, ông Donald Trump hay bà Hillary Clinton, thì không chỉ người ở mặt đất, mà cả các phi hành gia sống bên ngoài vũ trụ cũng có thể tham gia bỏ phiếu.
Tất nhiên, ở khoảng cách 250 dặm, thể thức bầu cử dành cho các phi hành gia cũng rất khác người.
Các phi hành gia sẽ tham gia bầu cử như thế nào?
Như phi hành gia Shane Kimbrough là một ví dụ. Năm nay, anh này được tham gia bỏ phiếu nhờ một dự luật ra đời năm 1997, đã được bang Texas (nơi đặt trụ sở NASA) thông qua.
Quá trình bỏ phiếu của phi hành gia sẽ bắt đầu cách đây 1 năm, khi tàu vũ trụ đưa anh tới Trạm quốc tế ISS. Khi đó, Shane sẽ phải đưa ra quyết định có tham gia bỏ phiếu hay không.
Nếu câu trả lời là có, 6 tháng trước khi thời điểm bầu cử 8/11 đến, phi hành gia này sẽ nhận được một lá đơn "Ghi danh cử tri và yêu cầu bỏ phiếu vắng mặt".
Phi hành gia Shane Kimbrough
Tới trước thời điểm bầu cử vài ngày, phi hành gia Shane Kimbrough sẽ nhận được lá phiếu điện tử của mình. Sau khi đã lựa chọn xong, lá phiếu điện tử sẽ được gửi trở lại mặt đất.
Tất nhiên, mọi đơn từ, phiếu bầu cử liên lạc giữa Trái Đất và Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đều được thực hiện bằng phương thức email điện tử có độ bảo mật cao.
Trước Shane Kimbrough, vào năm 1997, David Wolf là phi hành gia đầu tiên của NASA tham gia bỏ phiếu từ vũ trụ khi đang công tác tại trạm vũ trụ Mir của Nga.
Không chỉ các phi hành gia, cả lính Mỹ đóng quân tại nước ngoài, nhất là các vùng có điều kiện khắc nghiệt cũng có thể tham gia bầu cử theo hình thức này.