Bất động sản Hà Nội tăng "dựng đứng", giá nhà riêng lên mức trung bình 200 triệu đồng/m2

03/04/2025 09:19 AM | Bất động sản

2 năm qua, giá bán BĐS tại Hà Nội liên tục đi lên ở tất cả các phân khúc. Thị trường "nóng sốt" từ trung tâm cho tới vùng ven. Trong khi đó, thị trường TP.HCM đi theo một diễn biến khác.

Bất động sản Hà Nội tăng

Ông Bạch Dương – Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn

Những thông tin trên được đưa ra tại sự kiện Họp báo Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru lần thứ 11, diễn ra vào ngày 2/4 tại TP.HCM. Đây là một phần của chuỗi Giải thưởng Bất động sản Châu Á PropertyGuru đã có lịch sử 20 năm. Sau nhiều vòng đánh giá, những chủ đầu tư và dự án xuất sắc sẽ được vinh danh vào tháng 10/2025.

Tại sự kiện khởi động cho Giải thưởng, ông Bạch Dương – Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn nhấn mạnh bất động sản (BĐS) vẫn là kênh đầu tư được ưa chuộng tại Việt Nam.

Trong khi kênh đầu tư vàng nhiều biến động, kênh ngoại tệ và gửi tiết kiệm có lợi suất khoảng 9 – 13% trong 2 năm, thì BĐS mang lại lợi suất tốt nhất trong 10 năm qua. Cụ thể, theo dữ liệu của Batdongsan.com, tỷ suất lợi nhuận của loại hình chung cư đạt 197% và đất nền đạt 137% vào quý 4/2024 so với quý 1/2015.

Bất động sản Hà Nội tăng

Tuy nhiên, biến động giá BĐS tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM có sự khác biệt.

"Trong 2 năm qua, giá bán BĐS tại Hà Nội liên tục đi lên ở tất cả các phân khúc. Thị trường nóng sốt từ trung tâm cho tới vùng ven. Trong khi đó, tại TP.HCM chỉ có phân khúc chung cư là tăng giá liên tục, còn lại đi ngang", ông Bạch Dương chỉ ra.

Từ tháng 1/2023 – tháng 11/2024, biểu đồ biến động giá bán chung cư trung bình cho thấy Hà Nội tăng "dựng đứng" từ 38 triệu đồng/m2 lên 62 triệu đồng/m2, trong khi TP.HCM chỉ tăng từ 47 lên 57 triệu đồng/m2.

Bất động sản Hà Nội tăng

Với phân khúc nhà riêng, giá bán trung bình tại TP.HCM thậm chí có xu hướng giảm nhẹ sau 2 năm, từ 120 triệu đồng/m2 xuống 108 triệu đồng/m2. Hà Nội là một bức tranh hoàn toàn trái ngược, khi giá tăng từ 125 triệu đồng/m2 lên 199 triệu đồng/m2.

Ngay cả với đất nền – phân khúc ghi nhận nhiều biến động về giá, TP.HCM chỉ giảm nhẹ từ 60 triệu đồng xuống 58 triệu đồng/m2, trong khi Hà Nội tăng từ 53 triệu đồng lên 70 triệu đồng/m2.

"Như vậy, sau một thời gian tăng nóng, giá trung bình của BĐS tại Hà Nội hiện nay đang cao hơn TP.HCM ở cả 3 phân khúc kể trên", ông Bạch Dương kết luận.

Khảo sát Tâm lý người tiêu dùng BĐS tháng 12/2024 của Batdongsan.com.vn cho thấy người mua nhà lần đầu là động lực chính thúc đẩy thị trường, chiếm đến 62% giao dịch trong năm vừa qua. Bên cạnh đó, phần lớn người tiêu dùng cho rằng đà tăng giá BĐS chưa dừng lại, với 56% dự đoán giá sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025.

Theo ông Bạch Dương, thị trường BĐS còn được dẫn dắt bởi một số xu hướng: "Với thực trạng ô nhiễm tại các đô thị lớn, BĐS xanh và bền vững là một xu thế không thể đảo ngược. BĐS sơ cấp vẫn được ưu tiên, với 86% người tham gia khảo sát cho biết sẽ mua nhà sơ cấp với lý do là uy tín chủ đầu tư, hỗ trợ tài chính và tiềm năng tăng giá".

Nhằm phản ánh sự chuyển động nhanh chóng của thị trường, Giải thưởng BĐS Việt Nam PropertyGuru 2025 bổ sung nhiều hạng mục mới, dự kiến bao gồm: Nhà phát triển khu đô thị xuất sắc; Dự án căn hộ hướng biển xuất sắc; Dự án thương mại cải tạo xuất sắc…

Minh Anh

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Cổ đông lo ngại chia cổ tức tiền mặt liên tục trong 6 năm sẽ "mất đi một ngân hàng ACB như hiện tại", Chủ tịch Trần Hùng Huy nói gì?

Ông Trần Hùng Huy - Chủ tịch Ngân hàng Á Châu (ACB) cho biết trong nhiều năm qua, rất nhiều cổ đông đã kiến nghị việc chia cổ tức bằng tiền mặt. Đây được coi là bài toán để hài hòa lợi ích của các bên.

Quyền lực của Elon Musk: X được Nhà Trắng giới thiệu, hàng loạt cơ quan lập tài khoản, trở thành phương tiện truyền thông chính phủ

Nhà Trắng đã bố trí một vị trí cho "Phương tiện truyền thông mới" (New Media) cho John Stoll, người vừa được bổ nhiệm làm giám đốc tin tức tại Twitter-X.

Tiến sĩ RMIT: Việt Nam cần thực thi nghiêm ngặt quy tắc xuất xứ

Theo tiến sĩ Chu Thanh Tuấn - Phó chủ nhiệm nhóm ngành Cử nhân kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, một trong những chiến lược dài hạn Việt Nam là kiểm soát chặt xuất xứ để ngăn chặn việc hàng hóa nước khác "đội lốt" hàng Việt. Ông cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm với giới chức thương mại Mỹ và nếu không kiểm soát tốt, Việt Nam có thể phải đối mặt với các hình phạt bổ sung.

CEO ACB: Giữa bão thuế 46% từ Mỹ, ACB giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng tín dụng hai chữ số

Lãnh đạo Ngân hàng Á Châu (ACB) cho biết vẫn giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 16 đến 18% trong năm 2025, bất chấp những thách thức vĩ mô như việc Mỹ áp thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam.