[NGHỀ CỦA TÔI] Nghề phục vụ nhà hàng bóng tối

26/05/2015 14:03 PM | Nghề nghiệp

Trong văn hoá người châu Á nói chung và nhiều người Việt nói riêng, nếu như trong gia đình có người khuyết tật, người ta sẽ nghĩ họ khó có thể tiếp xúc bình thường với xã hội, đó là quan niệm rất sai lầm.

Cuộc thi viết "NGHỀ CỦA TÔI" đang ở giai đoạn nước rút. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều bài dự thi của các tác giả từ khắp nơi gửi về.

Hôm nay chúng tôi xin gửi đến quý độc giả Bài dự thi "Nghề phục vụ nhà hàng bóng tối" của tác giả Đặng Phương Anh. Mời quý độc giả đón đọc.


Trong một lần đi tác nghiệp, tôi đã có cơ hội tiếp xúc với những nhân viên khiếm thị tại nhà hàng bóng tối đầu tiên của Việt Nam Noir. Dining in the Dark. Lắng nghe câu chuyện của họ, tôi thật sự thấy hiểu thêm rất nhiều điều. Trong văn hoá người châu Á nói chung và nhiều người Việt nói riêng, nếu như trong gia đình có người khuyết tật, người ta sẽ nghĩ họ khó có thể tiếp xúc bình thường với xã hội, đó là quan niệm rất sai lầm.

Nhân viên tại Noir có 22 người và 10 người đều là người khiếm thị. Những người khiếm thị mất 3 tháng để làm quen với từng phòng ốc và các món ăn, nguyên liệu của nhà hàng trước khi phục vụ khách. Đối với các bạn khiếm thị để nhận biết món ăn, mùi vị, phải dùng từ ngữ hình ảnh thật cụ thể, phải nếm thử, cầm thử. Bên cạnh đó, những kĩ năng như rót nước để chai nước không chạm vào thành cốc, gây ra tiếng động hay nhận biết rót khi nào thì đầy cũng cần phải rèn luyện nhiều.

Khi tiếp xúc với khách hàng, phải có dáng đứng thẳng, quay người về hướng người nói để họ biết mình đang lắng nghe. Trong phòng tối nhưng vẫn phải mỉm cười với khách, bởi vì khách hàng rất nhạy cảm, bởi lẽ mình không có thị giác, các giác quan khác nổi trội, nhạy cảm hơn. Khả năng định hướng trong bóng tối của các bạn khiếm thị rất tốt, các bạn cảm nhận được những đồ vật khách dịch chuyển và kéo nó về những vị trí đúng.

Tiếp xúc với họ, ban đầu tôi còn hơi bỡ ngỡ, thế nhưng chỉ vài phút nói chuyện là cảm thấy vô cùng thoải mái vì những người khiếm thị ở đây đều rất vui vẻ và lạc quan.

Thật thú vị khi được biết nhiều nhân viên khiếm thị vô cùng tài năng như bạn Nguyễn Anh Tấn, sinh năm 1985, Vô địch toàn quốc trong làng cờ người khiếm thị năm 2013 với 4 huy chương vàng ở cả 4 nội dung. Anh cũng đạt 1 huy chương vàng và 3 huy chương bạc năm 2014 và tham gia thi đấu Paragame ở Myanmar.

Bạn Trần Võ Viễn Nghĩa, sinh năm 1990, sinh viên ĐH Luật, đã có bằng Cử nhân ngành Tâm lí  tâm sự: “Khi được phục vụ khách hàng, mình làm chủ được không gian, làm chủ chính mình. Nhiều khách nhờ mình tìm lại li nước họ lỡ để sai vị trí, hay gọi mình khi làm rơi muỗng nĩa. Có khách sợ quá khi vào tới nơi đòi đi ra, mình liền an ủi và nói 5-10 phút sau sẽ quen. Những lúc đó khiến mình cảm thấy mình còn có thể giúp đỡ người khác, người khác còn phải dựa vào mình. Sự hài lòng của khách hàng là niềm vui thật sự to lớn của mình.

Có một khách hàng mình nhớ mãi bởi khi ăn xong, chị đó khóc rất nhiều vì đồng cảm với tụi mình. Nhưng mình cảm thấy khiếm thị không phải là khổ, đó là hạn chế nhưng đối với tụi mình đó là điểm tựa để tụi mình dựa vào đó cố gắng hơn để khẳng định được mình hơn. Nếu  mình không khiếm thị thì chưa chắc mình đã cố gắng nỗ lực hết sức mình đến như vậy”.

Võ Ngọc Trà My (1991, sinh viên năm 4 Khoa giáo dục đặc biệt trường ĐH Sư phạm TPHCM, từng đạt nhiều huy chương nhảy xa trong nước và quốc tế) nhớ lại ngày đầu tiên tiếp đón khách đến nhà hàng: “ Khoảnh khắc ấy mình xúc động, ai cũng hồi hộp nhưng chừng 5-10 phút sau thì quen. Bản thân mình là khiếm thị nhìn kém, thị lực dưới 3/10, còn cảm nhận được ánh sáng, bóng tối, bóng bàn tay. Khoảnh khắc sau hơn một tiếng đồng hồ đón khách ra ngoài tự nhiên khiến mình cảm thấy thương những bạn khiếm thị hoàn toàn lắm, mình còn may mắn khi còn cảm nhận được dù là chút ít ánh sáng”.

Theo thống kê tại Việt Nam, khoảng 94% người khiếm thị không có việc làm và phần lớn các công việc hiện tại của người khiếm thị chủ yếu vẫn là lao động phổ thông và thu nhập trung bình hàng tháng vẫn còn khá thấp. Việc tạo điều kiện để người khiếm thị nói riêng và người khuyết tật nói chung làm việc và cống hiến cho xã hội là một điều vô cùng cần thiết.

Nếu có thể, bạn hãy thử một lần đến nhà hàng bóng tối, hay đơn giản là thưởng thức bữa ăn hoàn toàn trong bóng đêm tại nhà để hiểu thêm về chính mình, hiểu thêm về những khó khăn mà người khiếm thị phải trải qua, bạn nhé!

Phương Anh


>> Các bài dự thi khác:

Nghề SEO: Thức trắng bao đêm để đưa website lên top đầu

Bác sĩ khoa tâm thần: Âm thanh vui vẻ từ những câu hát vu vơ của bệnh nhân

Vận động viên: Đằng sau tấm huy chương là nước mắt bội bạc

Giáo viên đặc biệt: Tình yêu với những đứa trẻ khuyết tật

Tâm sự của một nhân viên bán hàng đa cấp

Nghề phu đường: Ăn suất cơm hộp nhớ mâm cơm nhà

Nghề đòi nợ: Chớ đẩy con nợ vào đường cùng

Tôi đã bỏ qua con đường vào đại học như thế nào?

Lương y như từ mẫu - Nghề tôi đã chọn

Cho thuê sách - Yêu nghề theo cách của riêng tôi

Nghề cầm bút - Không phải việc gì cũng bắt đầu từ ước mơ

Chúng tôi mang những bí mật "sống để bụng, chết mang theo"

Tôi khoác trên mình màu xanh áo lính

Dưới lòng phố những tên lính ẩn mình


Mời các bạn tiếp tục chia sẻ câu chuyện của mình và gửi các bài dự thi cuộc thi viết "NGHỀ CỦA TÔI" đến 2 địa chỉ: Ms Kỳ Anh - anhnguyenthiky@vccorp.vn và Mr Quốc Dũng - dungtranquoc@vccorp.vn

Tiêu đề email ghi theo cú pháp: Chuyện nghề_Tên bài dự thi_Họ tên

Ví dụ: Chuyện nghề_Nghề Biên Tập_Nguyễn Quỳnh Trâm

Một người có thể gửi nhiều tác phẩm dự thi. Người dự thi phải cung cấp đầy đủ thông tin theo mẫu sau:

CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

01 giải “Tác phẩm xuất sắc nhất” do Ban tổ chức bình chọn, trị giá 4 triệu VNĐ tiền mặt.

01 giải “Tác phẩm được bạn đọc yêu thích nhất” do bạn đọc bình chọn: Tác phẩm được mọi người Like và Share nhiều nhất (Thông qua các mạng xã hội Facebook, G+). Trị giá 4 triệu VND tiền mặt.

10 giải khuyến khích, trong đó có 5 giải do BBT bình chọn, 5 giải có số lượng like/share cao. Mỗi giải 1 triệu đồng.

Ngoài ra, các tác giả đạt giải cũng sẽ được tặng kèm một phần quà ý nghĩa của ban tổ chức.

Những bài viết hay nhưng không nằm trong danh sách đoạt giải sẽ được chọn đăng trên báo điện tử Trí thức trẻ và CafeBiz, tác giả được trả nhuận bút theo khung nhuận bút của tòa soạn.

Cùng chuyên mục
XEM