[NGHỀ CỦA TÔI] Bác sĩ khoa tâm thần: Âm thanh vui vẻ từ những câu hát vu vơ của bệnh nhân

25/05/2015 21:27 PM | Nghề nghiệp

Đôi khi, tôi lại được nghe những câu hát vu vơ cất lên từ ngẫu hứng của các bệnh nhân tâm thần. Một âm thanh vừa hồn nhiên, vừa vui vẻ mà tôi nghĩ chỉ môi trường đặc thù của khoa Tâm thần mới có được.

Cuộc thi viết "NGHỀ CỦA TÔI" đang ở giai đoạn nước rút. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều bài dự thi của các tác giả từ khắp nơi gửi về.

Hôm nay chúng tôi xin gửi đến quý độc giả Bài dự thi "Bác sĩ khoa tâm thần: Âm thanh vui vẻ từ những câu hát vu vơ của bệnh nhân" của tác giả Nguyễn Lâm Giang. Mời quý độc giả đón đọc.


Nhớ lại cái thời học phổ thông, tôi luôn ước mơ trở thành một kỹ sư điện tử để sau này tự mình thiết kế, chế tạo những sản phẩm, thiết bị điện tử mới mẻ, hiện đại. Tôi thi đậu vào cả hai trường: Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM ngành Điện, điện tử và trường Đại học Y Dược Cần Thơ ngành Bác sĩ đa khoa.

Tôi chọn học ngành bác sĩ theo nguyện vọng của bố mẹ, vì từ trước đến giờ trong gia đình và dòng họ của tôi chưa có ai theo ngành y. Đồng thời, bố mẹ cũng mong muốn sau này tôi được mọi người tôn trọng và gọi một cách lịch sự là “bác”.

Những năm đầu đại học, do bản thân vốn không yêu thích ngành y nên tôi chỉ học cho qua các học phần, rồi dành thời gian rảnh rỗi để vui chơi cùng bạn bè. Đến những năm đi thực tập lâm sàng trong bệnh viện, tiếp xúc với bệnh nhân, tôi mới nhận ra vai trò cao cả của nghề bác sĩ.

Niềm tin, sức khỏe và thậm chí tính mạng của bệnh nhân đều gửi gắm, phó thác cho bác sĩ. Mỗi đơn thuốc được viết nên, mỗi nụ cười động viên hay mỗi cái lắc đầu buồn bã của bác sĩ đều có tác động to lớn đến cảm xúc cũng như sự khỏi bệnh của bệnh nhân. Sau những đợt thực tập, tôi trở nên yêu thích ngành y hơn và bắt đầu tập trung nghiêm túc cho con đường trở thành một bác sĩ.

Sinh viên y thực tập lâm sàng trong bệnh viện (Ảnh minh họa)

Sau khi tốt nghiệp đại học, cầm trên tay tấm bằng bác sĩ quý giá, tôi quyết định xin vào làm việc tại bệnh viện Tâm thần.

Tâm thân là chuyên khoa mà có khá nhiều người xa lánh, còn chịu nhiều mặc cảm của xã hội. Tuy nhiên, tôi không cảm thấy ngại. Trong mắt tôi, nếu như các chuyên khoa khác như Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Mắt, Da liễu,… chăm sóc con người về mặt thể chất thì chuyên khoa Tâm thần chăm sóc con người về mặt tinh thần.

Không thua gì thể chất, “tâm lý” là một trong những thành phần chủ yếu tạo nên sức khỏe mỗi người, vì vậy khoa Tâm thần cũng giữ vai trò quan trọng, cần thiết, đặt biệt trong xã hội ngày nay.

Hằng ngày, tôi khoác lên mình chiếc áo blouse trắng quen thuộc, đi đến từng giường bệnh, khám và ghi đơn thuốc điều trị cho bệnh nhân. Những bệnh mà tôi từng điều trị không chỉ đơn thuần là tâm thần phân liệt, mà họ còn có nhiều chứng bệnh khác. Từ lo âu, mất ngủ, cho đến trầm cảm, hưng cảm, cai rượu,… Sự đa dạng đấy khiến công việc ở khoa Tâm thần luôn mới mẻ, hấp dẫn.

Công việc của tôi hàng ngày phải đối mặt với sự căng thẳng, lo ngại vì sự kích động của bệnh nhân. Đôi khi, tôi lại được nghe những câu hát vu vơ cất lên từ ngẫu hứng của các bệnh nhân tâm thần. Người bình thường có thể sợ hãi nhưng với bác sĩ chúng tôi, đó là một âm thanh vừa thoải mái, vừa vui vẻ mà tôi nghĩ chỉ môi trường đặc thù của khoa Tâm thần mới có được.

Điều trị cho bệnh nhân tâm thần không phải lúc nào cũng hiệu quả. Nó mang lại cảm giác chán nản, mệt mỏi cho bác sĩ, nhưng chúng tôi luôn cố gắng không nản chí. Việc được nhìn thấy sự rạng rỡ, lạc quan trên gương mặt của người bệnh khi bệnh tình thuyên giảm mang lại cảm xúc rất đặc biệt.

Nó khiến tôi cảm thấy mình thật tuyệt vời khi đã giải thoát những người bệnh tâm thần phân liệt khỏi sự kỳ thị của xã hội, giúp họ thoát ra khỏi những chiếc cũi sắt giam cầm họ khi lên cơn, đưa họ trở lại cuộc sống của một người bình thường.

Nguyễn Lâm Giang

 

>> Các bài dự thi khác:

Giáo viên đặc biệt: Tình yêu với những đứa trẻ khuyết tật

Tâm sự của một nhân viên bán hàng đa cấp

Nghề phu đường: Ăn suất cơm hộp nhớ mâm cơm nhà

Nghề đòi nợ: Chớ đẩy con nợ vào đường cùng

Tôi đã bỏ qua con đường vào đại học như thế nào?

Lương y như từ mẫu - Nghề tôi đã chọn

Cho thuê sách - Yêu nghề theo cách của riêng tôi

Nghề cầm bút - Không phải việc gì cũng bắt đầu từ ước mơ

Chúng tôi mang những bí mật "sống để bụng, chết mang theo"

Tôi khoác trên mình màu xanh áo lính

Dưới lòng phố những tên lính ẩn mình


Mời các bạn tiếp tục chia sẻ câu chuyện của mình và gửi các bài dự thi cuộc thi viết "NGHỀ CỦA TÔI" đến 2 địa chỉ: Ms Kỳ Anh - anhnguyenthiky@vccorp.vn và Mr Quốc Dũng - dungtranquoc@vccorp.vn

Tiêu đề email ghi theo cú pháp: Chuyện nghề_Tên bài dự thi_Họ tên

Ví dụ: Chuyện nghề_Nghề Biên Tập_Nguyễn Quỳnh Trâm

Một người có thể gửi nhiều tác phẩm dự thi. Người dự thi phải cung cấp đầy đủ thông tin theo mẫu sau:

CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

01 giải “Tác phẩm xuất sắc nhất” do Ban tổ chức bình chọn, trị giá 4 triệu VNĐ tiền mặt.

01 giải “Tác phẩm được bạn đọc yêu thích nhất” do bạn đọc bình chọn: Tác phẩm được mọi người Like và Share nhiều nhất (Thông qua các mạng xã hội Facebook, G+). Trị giá 4 triệu VND tiền mặt.

10 giải khuyến khích, trong đó có 5 giải do BBT bình chọn, 5 giải có số lượng like/share cao. Mỗi giải 1 triệu đồng.

Ngoài ra, các tác giả đạt giải cũng sẽ được tặng kèm một phần quà ý nghĩa của ban tổ chức.

Những bài viết hay nhưng không nằm trong danh sách đoạt giải sẽ được chọn đăng trên báo điện tử Trí thức trẻ và CafeBiz, tác giả được trả nhuận bút theo khung nhuận bút của tòa soạn.

Cùng chuyên mục
XEM