Vì sao Nhật Bản gấp rút thúc đẩy hiệp định TPP ngay sau khi Donald Trump trúng cử Tổng thống Mỹ?

11/11/2016 16:40 PM | Kinh tế vĩ mô

Nhật Bản gấp rút có những động thái về chính sách thương mại vốn được cho có tác động lớn đến tham vọng ảnh hưởng tầm khu vực.

Ngày hôm qua, hãng tin Financial Times đưa tin Hạ viện Nhật Bản đã bỏ phiếu thông qua Hiệp định thương mại tự do châu Á- Thái Bình Dương (TPP) bất chấp viễn cảnh khá u ám của TPP sau kết quả bầu cử Mỹ với chiến thắng của ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump. Tình thế này buộc Nhật Bản gấp rút có những động thái về chính sách thương mại vốn được cho có tác động lớn đến tham vọng ảnh hưởng tầm khu vực.

"Hiệp định này chắc chắn không thể thông qua trong năm nay", Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo Đảng cộng hòa, phe đa số tại Thượng viện Mỹ phát biểu về TPP thứ 4 vừa qua. Tổng thống Barack Obama từng hy vọng TPP được Quốc hội thông qua vào cuối năm nay, nhưng mục tiêu của đảng Dân chủ vấp phải phản đối từ đảng Cộng hòa cả ở Thượng viện và Hạ viện.

Quan điểm của Mitch McConnell và Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan ủng hộ thương mại tự do và muốn phê chuẩn TPP vào cuối năm nay. Tuy nhiên với việc tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống cùng với sự ủng hộ ông từ các bang có ngành công nghiệp đến từ miền Trung, Tây Mỹ, vốn là thành trì khó chiếm với Đảng dân chủ thì hiệp định này khó có thể thông qua cuối năm nay. Thứ 4 vừa qua, Paul Ryan cho biết họ sẽ phối hợp với chính quyền Donald Trump.

Mong chờ hiệu ứng dây chuyền

Từ khi chiến dịch tranh cử, Trump thể hiện quan điểm tin rằng việc Trung Quốc gia nhập các hiệp định thương mại khiến các doanh nghiệp Mỹ bị xâm phạm sở hữu trí tuệ nặng nề. Hiệp định TPP, với các nguyên tắc bao phủ rộng về các lĩnh vực như tài sản trí tuệ và thương mại điện tử, sẽ giúp giải quyết các mối quan tâm của Trump.

Thế nhưng mục tiêu của vị tống thống mới đắc cử lại là rút khỏi hiệp định này ngay ngày đầu tiên làm việc. Điều khiến việc thông qua hiệp định TPP rơi vào trạng thái lấp lửng, trái với nguyện vọng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Chính phủ Abe hy vọng vào năm 2018, các quốc gia đã ký hiệp định thương mại tự do với Nhật sẽ chiếm 70% cán cân thương mại quốc gia này. Nhật Bản từng tham vọng sẽ có hiệu ứng dây chuyền tác động khi tham gia TPP bằng cách sử dụng các cuộc đàm phán TPP để thúc đẩy một thỏa thuận hợp tác kinh tế với Liên minh châu Âu và các đối tác kinh tế toàn diện khu vực, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ.

Tokyo hiện xem xét hiệp định Nhật-Âu EPA trong vòng đàm phán cuối và đạt được một số thỏa thuận cơ bản vào cuối năm 2016. Tuy nhiên thương mại Nhật Bản ký với EU được cho là chỉ bằng 1/3 so với các thành viên TPP.

Chính quyền Trump đang được cho là tìm kiếm một thỏa thuận song phương với Nhật Bản. Nhưng phía Nhật Bản ủng hộ TPP bởi từ đó tạo ra một tiêu chuẩn thương mại tự do có càng nhiều quốc gia tham gia càng tốt.

Nỗ lực thúc đẩy TPP

Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc đẩy để biến TPP thành hiện thực. Thủ tướng Abe sắp tới sẽ có cuộc gặp mặt ông Donald Trump ngày 17/11 và có thể thảo luận về tầm quan trọng của TPP trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

"Nhật Bản sẽ đóng một vai trò hàng đầu" trong việc đưa hiệp định thương mại có hiệu lực, Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga chia sẻ với báo chí Nhật hôm thứ Năm.

"Bằng việc phê chuẩn thỏa thuận này, Nhật Bản cũng sẽ giúp các nước khác theo sau", Tổng thư ký đảng Komeito Yoshihisa Inoue cho biết.

Thủ tướng Abe đang lên kế hoạch đôn đốc các thành viên TPP nhanh chóng phê chuẩn thỏa thuận này trong khi ông tham gia hội nghị thượng đỉnh kinh tế châu Á Thái Bình Dương tổ chức tại Peru ngày 19/11 tới. "Tôi muốn bạn để làm cho một nỗ lực mạnh mẽ hướng tới TPP được phê chuẩn trong phiên làm việc tới", thủ tướng Abe cho biết hồi thứ Năm.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM