Vì sao người tiêu dùng có xu hướng gắn bó với TTTM hơn sau dịch Covid-19?

04/06/2020 08:55 AM | Kinh doanh

Giới chuyên gia dự báo, bán lẻ đang có cơ hội bùng nổ ngay sau dịch bệnh với những lợi thế không ngành nào có được. Trong đó, có một “mảnh đất” sẽ “ăn nên làm ra” hơn cả bởi đã gây dựng được niềm tin với người tiêu dùng giữa lúc khó khăn nhất.

"Hiệu ứng lò xo" khiến nhu cầu tiêu dùng bật tăng

Bán lẻ là một thị trường rất đặc biệt. Khi tất cả các ngành hàng lao đao vì dịch bệnh, bán lẻ hàng hóa vẫn một mình một ngựa giữ được mức tăng trưởng lên tới 7,7% với tổng doanh thu lên tới 985.000 tỷ đồng (theo tính toán của Tổng cục Thống kê quý 1).

Thế nhưng, đó chỉ là một góc nhỏ của thị trường có tiềm năng khổng lồ với mức tăng trưởng thường xuyên ở mức 2 con số. Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, hoạt động mua sắm thời gian qua diễn ra phần nhiều qua kênh online, trong khi đó chỉ là một phần của trải nghiệm mua sắm. 

Theo quan sát của ông, sau khi Hà Nội giảm giãn cách xã hội, rất nhiều hàng quán đã tấp nập trở lại. Đó là khởi đầu cho một thời kỳ bùng nổ trở lại của bán lẻ, dịch vụ.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong thì nhớ lại một "sự kiện trọng đại" của người Hà Nội vào đêm cuối cùng thời điểm hết giãn cách xã hội: Hồi hộp đợi sang ngày mới để thưởng thức… một bát phở. Đó là những nhu cầu rất bình thường của hàng vạn người nhưng theo ông đã bị kìm nén quá lâu, nay được dịp bung ra hết cỡ.

Theo vị chuyên gia, thị trường bán lẻ không giống những ngành khác và chắc chắn sẽ phục hồi nhanh vì phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.

Một báo cáo mới đây của JLL về thị trường bán lẻ Việt Nam cũng chỉ ra những điểm sáng giống với quan điểm của vị chuyên gia kinh tế. Hình ảnh được JLL đưa vào dẫn chứng là hàng dài người xếp hàng trước cửa hàng Uniqlo ở trung tâm thương mại Vincom Center Phạm Ngọc Thạch.

Ngoài cầu tăng vọt, yếu tố quan trọng được giới chuyên gia nhận định sẽ giúp thị trường hồi phục là những chính sách hỗ trợ với doanh nghiệp thời điểm này.

Một trong những chính sách được chuyên gia Nguyễn Minh Phong nhắc tới là gói 62.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch. Mặc dù không phải tất cả số tiền này sẽ chảy hết vào tiêu dùng nhưng theo ông, đây là lượng bổ sung lớn cho lực cầu trong nước để tăng khả năng thanh toán.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú thì đề cập tới chính sách gia hạn thuế đã Chính phủ đưa ra cùng với kế hoạch hạ lãi suất đang được hệ thống ngân hàng triển khai.

Một vấn đề quan trọng khác được ông nhắc tới tinh thần hỗ trợ của Chính phủ giúp thủ tục hành chính được thông thoáng thời điểm khó khăn vừa qua. Với ông, điều này sẽ giúp hàng hóa về các quầy hàng nhanh chóng, tránh chi phí tăng thêm cho doanh nghiệp cũng như đáp ứng được lực cầu tăng vọt.

Trung tâm thương mại sẽ là "rốn" của thị trường bán lẻ

Nghiên cứu "Covid-19 – Đâu là nơi người tiêu dùng hướng tới?" của công ty nghiên cứu và đo lường thị trường toàn cầu Nielsen đã cảnh báo về sự đổi thay này. "Khi đại dịch Covid-19 đi qua, lối sống, ăn uống khỏe mạnh sẽ trở nên quan trọng với người tiêu dùng hơn so với trước đây", báo cáo nêu lên.

Vì sao người tiêu dùng có xu hướng gắn bó với TTTM hơn sau dịch Covid-19? - Ảnh 1.

Đây cũng là điều mà chị Trần Sơn Phương (Mỹ Đình, Hà Nội) nghĩ tới. Chị cho biết, thói quen của cả gia đình chị thời gian gần đây đã thay đổi lớn. Địa chỉ mua sắm, ăn uống của cả gia đình thường là các trung tâm thương mại lớn thay vì các cửa hàng ven đường.

"Các trung tâm thương mại đã làm rất tốt công tác phòng chống dịch, từ khâu vệ sinh, khử trùng đến khuyến cáo mọi người giữ khoảng cách, đeo khẩu trang. An toàn đang là ưu tiên hàng đầu của cả nhà tôi và chỉ các trung tâm thương mại lớn mới đem lại cảm giác yên tâm", chị Phương nói.

Với bà nội trợ như chị Vũ Thị Hải (Long Biên, Hà Nội), đến trung tâm thương mại thời điểm này không chỉ vì an toàn mà còn là nơi có giá tốt. "Nhiều người đều cho rằng vào các siêu thị, trung tâm thương mại lớn thì luôn luôn bị mua đắt. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Ngay hiện tại, người dùng đang được lợi kép khi mua ở trung tâm thương mại", chị Hải nói.

Là một khách khách quen ở Vincom Center Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội), chị Hải cho rằng, các nhà bán lẻ hiện đang có rất nhiều chương trình kích cầu với mức giá giảm mạnh, có thể lên tới 50%.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú đánh giá cao cách làm này. Theo ông, các nhà bán lẻ đang có nguồn lực để tung ra nhiều chương trình hấp dẫn vì thời điểm khó khăn nhất, những đơn vị này đã được các đối tác cho thuê mặt bằng giảm hoặc miễn tiền thuê. Sự đồng hành ấy đã khiến các doanh nghiệp bán lẻ bật lại khá nhanh để có nhiều chương trình giảm giá.

Nhìn về tương lai, ông Phú cho rằng, trung tâm thương mại vốn là điểm hút khách với dịch vụ "all-in-one" (tất cả trong một) thì nay sẽ càng được nhiều người tin tưởng. "Thay vì chọn những địa chỉ nhếch nhác, sau dịch, mọi người mới thấy vào trung tâm thương mại yên tâm, an toàn và hấp dẫn hơn rất nhiều", ông Phú phân tích.

Thực tế cũng ghi nhận, thị trường của các TTTM rất nhanh "lành vết thương" nhờ thói quen mua sắm có chiều hướng thay đổi từ người tiêu dùng, chỉ một tháng sau khi bệnh dịch được kiểm soát chặt chẽ, rất nhiều các TTTM như Vincom, BigC hay AEON Mall đã chật kín người mua sắm, nhiều nhãn hàng doanh số bật tăng. Ông Nguyễn Trọng Phi – Chủ tịch hãng thời trang cao cấp Giovani cho biết, hiện doanh số tháng 5 tại các cửa hàng trong các hệ thống TTTM của ông đã đạt khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2019 khi bệnh dịch chưa diễn ra.

Nhìn thấy cơ hội phát triển rất tươi sáng tại thị trường bán lẻ Việt Nam nên hiện nay, rất nhiều các thương hiệu lớn quốc tế tiếp tục lựa chọn các TTTM để mở mới, tăng diện tích bán lẻ của mình trong thời gian tới như Uniqlo, nhà hàng Haidilao Hot Pot.

Như Vũ

Cùng chuyên mục
XEM