Venezuela và Colombia: Thời vận đổi thay
Venezuela và Colombia là 2 nước làng giềng tại Châu Mỹ Latinh nhưng tình hình kinh tế của 2 quốc gia này lại đang đối lập nhau hoàn toàn.
Trong khi kinh tế Venezuela chìm dần vào suy thoái thì Colombia lại đang có nhiều chính sách mạnh mẽ nhằm trấn áp tình trạng buôn ma túy, nền kinh tế tăng trưởng khá còn Tổng thống Juan Manuel Santos thì mới đạt giải thưởng Nobel hòa bình vào năm trước.
Có một sự thật thú vị là mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chấp nhận áp đặt một số lệnh trừng phạt lên Venezuela vì những lý do mà ông cho là vi phạm nền dân chủ.
“Những gì đang diễn ra (tại Venezuela) là sự coi thường đối với dân chủ tự do”, Tổng thống Trump nói tại Nhà Trắng khi đang đứng cạnh Tổng thống Colombia Santos.
Trái ngược với những lời chỉ trích cho Venezuela, Tổng thống Trump lại chào đón người đồng cấp Santos vì đã đạt giải Nobel hòa bình cũng như ký kết bản thỏa thuận chấm dứt cuộc nội chiến 50 năm tại đất nước này.
“Ngài tổng thống (ông Santos) đã làm một việc rất tuyệt vời. Ông là một tấm gương sáng cho mọi người”, Tổng thống Trump ca ngợi người đồng cấp Santos.
Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos và Tổng thống Mỹ Donald Trump
Không chỉ riêng về tình hình chính trị xã hội, mảng kinh tế của 2 quốc gia láng giềng tại Châu Mỹ Latinh cũng đối lập khá rõ nét. Kể từ năm 2010 đến nay, tăng trưởng bình quân của Colombia đạt 4% mỗi năm.
Trái ngược lại, Venezuela thậm chí hiện đã ngừng công bố các số liệu kinh tế. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nền kinh tế Venezuela năm nay chắc chắn sẽ lại rơi vào suy thoái lần thứ 4 liên tiếp. Số liệu của IMF cho thấy Venezuela đã không tăng trưởng kể từ năm 2013.
Dự đoán của IMF cũng cho thấy lạm phát của Venezuela sẽ tăng mạnh lên 1.100% trong năm nay, trái ngược với mức lạm phát 4% của Colombia.
Đây quả là một tình trạng trớ trêu khi vào thập niên 80-90, nhưng cuộc chiến ma túy tại Colombia với ông trùm Pablo Esconar đã khiến nhiều người giàu tại đây chạy sang Venezuela, đất nước có trữ lượng giàu mỏ lớn và nền kinh tế tăng trưởng tốt.
Giờ đây, nhiều người Venezuela lại đang chạy ngược lại sang Colombia khi đất nước của họ dần cạn tiền, lương thực cũng như thuốc men.
Tăng trưởng kimnh tế hàng năm của Venezuela
Hiện chưa có số liệu chính thức cho khoảng bao nhiêu người chạy nạn từ Venezuela sang Colombia bởi nhiều người được nhập cảnh tự do theo dạng du lịch hoặc có hộ chiếu công dân thứ 2. Tuy nhiên phía Mỹ cho biết vào năm 2016, rất nhiều người Venezuela đã tràn sang Colombia theo các đường khác nhau.
Trong khi đó, nghiên cứu của chuyên gia nhập cư Tomas Paez cho thấy gần 2 triệu người Venezuela đã rời bỏ quê hương kể từ năm 1999.
Mặc dù vậy, Colombia cũng không phải toàn màu hồng khi nền kinh tế nước này cũng bị ảnh hưởng bởi giá dầu giảm. Thậm chí Tổng thống Trump còn chỉ ra rằng hoạt động sản xuất cocain tại đây đã tăng lên mức kỷ lục vào năm 2016 và chính phủ Colombia cần có những biện pháp để giải quyết tình trạng trên.
Hòa bình cũng chưa chắc đã có thể lập lại tại Colombia khi Tổng thống Santos còn nhiều việc phải làm với những người lính của quân phản kháng sau khi giải ngũ. Chắc chắn mức thuế tại quốc gia này sẽ tăng lên do chính phủ buộc phải trợ cấp cho những quân nhân giải ngũ của phe phản kháng cũng như tái hòa nhập họ với cộng đồng.