Văn hóa làm việc 996 man rợ bị đào thải, xuất hiện chế độ mới "dễ thở" hơn, nhiều người vẫn ám ảnh vì một lý do

29/11/2021 17:39 PM | Kinh doanh

Mặc dù bắt đầu áp dụng chế độ “1075”, nhưng một vài chuyên gia vẫn còn nhiều nghi ngờ đối với văn hóa tăng ca “man rợ” đã ăn sâu trong tận gốc rễ của các công ty công nghệ cao.

Mới đây, truyền thông Trung Quốc đưa tin ByteDance - công ty mẹ của nền tảng Douyin (TikTok Trung Quốc) có động thái dẫn đầu trong việc thay đổi văn hóa tăng ca của các công ty công nghệ cao. Theo đó, bắt đầu từ tháng 11 năm nay, nhân viên chỉ làm 5 ngày trong một tuần, mỗi ngày làm từ 10h sáng cho đến 7h tối.

Văn hóa làm việc 996 man rợ bị đào thải, xuất hiện chế độ mới dễ thở hơn, nhiều người vẫn ám ảnh vì một lý do - Ảnh 1.

Cộng đồng mạng Trung Quốc gọi đó là chế độ "1075" và bắt đầu so sánh với chế độ "996" được áp dụng bởi các công ty công nghệ cao đã bị lên án trước đó.

Được biết, từ năm 2019, các công ty thuộc lĩnh vực kỹ thuật của Trung Quốc đã bãi bỏ chế độ "996" (mỗi tuần làm việc 6 ngày, mỗi ngày làm việc từ 9h sáng đến 9h tối).

Tháng 8 năm nay, Tòa án tối cao Trung Quốc đã tuyên bố chế độ làm việc "996" là bất hợp pháp. Một số công ty kỹ thuật cũng theo đó thay đổi những chính sách mới để cải thiện môi trường làm việc. Đơn cử là công ty ByteDance đã hủy bỏ chế độ tăng ca "Tuần chẵn lẻ" nhưng nội bộ vẫn nghi ngờ và có nhân viên còn phản ánh tiền lương đã giảm đi rất nhiều.

(*Tuần chẵn lẻ: Tuần chẵn là tuần làm việc được nghỉ hai ngày cuối tuần. Tuần lẻ là tuần làm việc chỉ được nghỉ một ngày cuối tuần. Một số công ty Trung Quốc áp dụng chế độ Tuần chẵn lẻ yêu cầu cứ cách mỗi một tuần thì toàn thể nhân viên sẽ cùng tăng ca một ngày.)

Văn hóa làm việc 996 man rợ bị đào thải, xuất hiện chế độ mới dễ thở hơn, nhiều người vẫn ám ảnh vì một lý do - Ảnh 2.

Theo SCMP đưa tin, hiện tại, nhân viên thuộc công ty ByteDance bắt buộc phải thông qua sự phê duyệt của cấp trên mới có thể tăng ca. Đồng thời, mỗi ngày chỉ được tăng ca nhiều nhất 3 tiếng, mỗi tuần nhiều nhất 8 tiếng, mỗi tháng nhiều nhất 36 tiếng.

Quy định mới còn chỉ rõ cách chấm lương tăng ca. Theo đó, lương tăng ca ngày thường được nhân gấp 1,5 và tăng ca cuối tuần được nhân gấp 2.

Mặc dù bắt đầu áp dụng chế độ "1075", nhưng một vài chuyên gia vẫn còn nhiều nghi ngờ đối với văn hóa tăng ca "man rợ" đã ăn sâu trong tận gốc rễ của các công ty công nghệ cao. Nhiều cư dân mạng còn cho rằng việc giảm giờ làm nhưng khối lượng và hiệu suất công việc vẫn không thay đổi sẽ dẫn đến tình trạng nhân viên phải mang việc về nhà sau khi tan ca.

Văn hóa làm việc 996 man rợ bị đào thải, xuất hiện chế độ mới dễ thở hơn, nhiều người vẫn ám ảnh vì một lý do - Ảnh 3.

Sau khi tin tức chế độ làm việc "1075" được lan truyền rộng rãi, cư dân mạng Trung Quốc đã bàn luận xôn xao trên diễn đàn Zhihu:

"Tôi cảm thấy vấn đề lớn nhất ở đây không phải là tăng ca mà là cuộc sống ở thành thị quá vội vã. Một đống người cùng nhồi nhét vào thành phố lớn. Chính sách thay đổi thì vẫn đều có lợi cho công ty."

"Chung quy là các giờ cao điểm ở các thành phố lớn quá mức khủng khiếp, đặc biệt là khung giờ 9h-10h sáng. Đưa con cái đi học và đi làm cũng nằm trong khoảng thời gian này. Không phải chỉ thay đổi từ 9h thành 10h vào ca làm thì sẽ giải quyết vấn đề ách tắc giao thông được."

Văn hóa làm việc 996 man rợ bị đào thải, xuất hiện chế độ mới dễ thở hơn, nhiều người vẫn ám ảnh vì một lý do - Ảnh 4.

Dưới sự lên án về những chế độ làm việc dã man, nhiều công ty công nghệ cao Trung Quốc đã tích cực điều chỉnh chế độ tăng ca và quy định giờ làm việc. Động thái này tạm thời kiểm soát được áp lực từ dư luận xã hội và xoa dịu bức xúc của nhân viên.

Thế nhưng bản chất của vấn đề lại nằm ở cơ cấu và sự cạnh tranh giữa các công ty cùng ngành nghề với nhau. Nếu không giải quyết được những điều này thì e rằng "1075" cũng chỉ là cái mác bên ngoài mà thôi.

Theo Phan

Cùng chuyên mục
XEM