Up or Out - Thăng chức hoặc Bị đuổi: Chính sách tuy cổ hủ và tùy tiện nhưng lại được Big 4 và các tập đoàn tư vấn nổi tiếng ưa dùng

21/06/2021 15:29 PM | Kinh doanh

Nếu bạn đã làm việc trong công ty được một vài năm và bạn từng bị hụt thăng chức một lần. Nói thật nếu việc này đã xảy ra đến lần thứ 2 mà bạn vẫn ở lại thì tôi sẽ nói với bạn là: "Bạn ngốc thật đấy!".

Trong giới kinh doanh, chuyện thăng tiến không khác gì một trò chơi may rủi. Hên thì bạn sẽ quay vào ô đi tiếp còn xui thì quay vào ô mất lượt. Vậy nên để thắng trò chơi này, bạn phải có thật nhiều may mắn và số may mắn đó phải nhiều như tài năng của bạn. Bởi vì kể cả bạn có là người giỏi nhất thì bạn vẫn có thể bị mắc kẹt ở một vị trí rất lâu. Lâu đến nỗi bạn không còn cảm thấy vui vẻ như lúc mới nhận việc nữa.

Thậm chí bạn có thể bị mắc kẹt ở vị trí đó rất lâu nhưng như thế bạn sẽ được yên ổn.

Một trong những cản trở lớn nhất đối với sự thăng tiến là hiệu suất và tài năng. Đây là lúc sếp của bạn buộc phải so sánh bạn với các đồng nghiệp khác. Cụ thể sếp của bạn sẽ xem xét và đánh giá kết quả và tiềm năng của tất cả mọi người. Đối với những người được công nhận là người có "tiềm năng cao", thì họ sẽ có thêm động lực phát triển sự nghiệp của mình. Một xếp hạng tốt dẫn đến một xếp hạng tốt khác. Một xếp hạng tốt mang đến nhiều cơ hội và nhiều xếp hạng tốt hơn nữa. Cứ như thế sự nghiệp của những người đó sẽ phát triển không ngừng.

Mặt khác, những người được xếp vào danh sách những người có "tiềm năng thấp", đồng nghĩa với việc tên của họ đã "lọt" vào tầm ngắm của các nhà lãnh đạo.

Vậy sau vòng đánh giá khốc liệt đó thì sao? Bạn sẽ được thăng chức, có thêm các dự án và nhiều cơ hội phát triển hơn? Thật đáng tiếc bạn không có quyền quyết định những việc này.

Bạn sẽ trải qua một cuộc khủng hoảng về tinh thần. Cha mẹ của bạn vừa mới qua đời. Nhiều người gây khó dễ cho bạn. Vấn đề ở đây không phải nằm ở chỗ sếp của bạn đã "an bài" những gì cho tương lai của bạn mà cho dù là gì đi chăng nữa thì nó cũng chẳng quan trọng. Quan trọng là những điều đó chẳng mấy khi tốt đẹp cả.

Kết quả là bạn bị kẹt lại ở một chỗ. Bạn không có động lực để phát triển sự nghiệp và thật khó để xoay chuyển tình cảm của mọi người dành cho bạn. Bạn nghĩ rằng chỉ cần làm việc chăm chỉ hơn gấp nhiều lần và đạt được nhiều thành tích hơn những người xung quanh thì bạn có thể xoay chuyển tình thế. Thực tế là, bạn có thể không bao giờ xoay chuyển được nó. Tin hay không thì tùy, vì điều này xảy ra ở mọi công ty và mọi lĩnh vực. Nó cũng có thể xảy ra với bạn. Vây nếu không may đụng phải nó bạn sẽ phải làm gì?

Giải pháp khắc nghiệt

Từ lâu, quân đội Mỹ đã có chính sách "up or out" (thăng cấp hoặc bị đào thải). Điều đó có nghĩa là nếu bạn là một sĩ quan bị không được thăng cấp hai lần liên tiếp, bạn buộc phải giải ngũ. Các công ty kế toán nằm trong Big 4 và nhiều công ty tư vấn khác cũng áp dụng chính sách này. Chính sách này được coi là cổ hủ và tùy tiện vì để mất nhiều người tốt chỉ vì không có đủ vị trí cho các đợt thăng chức.

Nếu bạn là một nhân viên thì đó là kim chỉ nam giúp bạn có thể thăng tiến trong sự nghiệp.

Nếu bạn đã làm việc trong công ty được một vài năm và bạn từng bị hụt thăng chức một lần. Thông thường những người giỏi nhất sẽ dễ gặp phải trường hợp này. Vậy nếu việc này xảy ra lần thứ 2 thì sao? Nói thật nếu việc này đã xảy ra đến lần thứ 2 mà bạn vẫn ở lại thì tôi sẽ nói với bạn là: "Bạn ngốc thật đấy!". Tính đến thời điểm đó, bạn đã làm việc được 4-5 năm. Và mọi người hiện có suy nghĩ cố định về việc bạn là ai và có khả năng gì. Vậy nên bạn không có bất kỳ động lực nào nữa. Điều đó có đồng nghĩa với việc không ai nghĩ rằng bạn sẽ rời khỏi vị trí đó. Chính xác là không một ai nghĩ bạn sẽ có cơ hội thăng chức.

Điều này đúng với trường hợp bạn đang trên con đường phát triển và hướng đến vị trí cao hơn. Còn nếu bạn ở cấp cao hơn và có cấp trên quan tâm, giúp đỡ thì đó lại là một câu chuyện rất khác. Mặt khác, nếu bạn vừa bị từ chối và nhận được một vài niềm vui vô vị thì đã đến lúc xem xét lại các lựa chọn của bạn.

Lợi ích của lối tư duy "Up or Out"

Đây có thể là một chính sách quản lý cổ hủ, nhưng nếu bạn là một nhân viên, nó cũng rất quan trọng. Vì nếu bạn biết rằng cứ vài năm một lần, bạn sẽ có một cơ hội thăng tiến mới thì chắc chắn bạn sẽ làm việc chăm chỉ hơn để giành được cơ hội đó. Cho dù ở nơi này hay nơi khác, bạn vẫn sẽ khao khát và mong muốn có được cơ hội đó.

Thêm vào đó, bạn cũng sẽ không trở thành một kẻ liều lĩnh " bỏ tất cả trứng vào một giỏ". Có quá nhiều người nghĩ rằng họ chắc chắn sẽ được thăng chức. Vậy nên khi thất bại họ cảm thấy bị phản bội và suy sụp. Cả thế giới của họ sụp đổ vì đó là lựa chọn duy nhất của họ.

Với nhân viên có tư duy "up or out", họ biết đâu là cái có lợi đâu là cái có hại. Họ biết khi nào nên đi tiếp khi nào nên dừng lại. Họ là những người tự biết lên kế hoạch cho bước tiếp theo của mình.

Ghi nhớ

Một công ty và những người trong đó không quan tâm đến tham vọng của bạn. Họ rất sẵn sàng và thoải mái cho bạn ngồi ở đó và làm những công việc đó trong vài thập kỷ mà không cần tăng lương. Đối với họ điều này chẳng có gì là khó cả. Tuy nhiên họ sẽ không thưởng cho lòng trung thành của bạn cũng như chẳng cho bạn bất cứ thứ gì nếu bạn quan quẩn một chỗ.

Lòng trung thành chỉ dành cho những người sẵn sàng nhận những thứ do người khác ban tặng. Nếu bạn bằng lòng ngồi ở vị trí đó trong nhiều năm vì nó đem lại một số lợi ích nhất định thì xin chúc mừng bạn đã tìm thấy một chỗ thích hợp với bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn là người có tham vọng và bạn đang nỗ lực hàng ngày hàng giờ để nâng cao kỹ năng của mình thì chứng tỏ bạn là người có tư duy "up and out". Bạn sẽ được trả lương cao hơn và có khả năng chuyển đến vị trí tốt hơn nếu bạn chủ động chớp lấy cơ hội thay vì tìm cách duy trì sự thoải mái ở vị trí hiện tại.

Hãy luôn nhớ rằng: Bạn hoàn toàn có thể làm chủ sự nghiệp của mình. Còn nếu bạn là một trong những người được "đánh dấu" là "tiềm năng cao" thì hãy giữ nguyên và tăng tốc càng nhanh càng tốt. Bởi vì sẽ không có một ai sẽ đề nghị thăng chức cho bạn chỉ vì bạn làm việc tốt hoặc bỏ ra nhiều thời gian có họ. Vậy nên nếu bạn muốn sự nghiệp của mình phát triển thì không còn cách nào khác bạn phải tự mình làm điều đó.

Mai Lâm

Cùng chuyên mục
XEM