Tỷ phú Mỹ: Thị trường có biến động mấy cũng không nên giữ tiền mặt

01/12/2021 15:20 PM | Kinh doanh

Giữ tiền mặt là không khôn ngoan.

Tờ CNBC đưa tin, Ray Dalio - tỷ phú, nhà sáng lập quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới Bridgewater Associates vẫn tin tưởng rằng tiền mặt không phải là nơi an toàn để cất giữ, bất chấp sự biến động trên thị trường được kích hoạt bởi biến thể Covid Omicron mới.

"Tiền mặt không phải là một khoản đầu tư an toàn, không phải là một nơi an toàn vì nó sẽ bị mất giá bởi lạm phát", Ray nói. 

Trong thời kỳ hỗn loạn, điều quan trọng là phải có một danh mục đầu tư cân bằng và an toàn, nhà đầu tư tỷ phú nói thêm. 

"Bạn có thể giảm rủi ro mà không giảm lợi nhuận. Bạn sẽ không thể market-time (chiến lược đầu tư hay chiến lược giao dịch với nỗ lực đánh bại thị trường chứng khoán bằng cách dự đoán diễn biến của thị trường và dựa vào diễn biến đó để mua và bán) vào lúc này. Ngay cả khi bạn là một market-timer tuyệt vời, những điều đang xảy ra có thể thay đổi thế giới, vì vậy nó sẽ thay đổi những gì có thể định giá trên thị trường", Dalio nói.

Biến thể Omicron mới lần đầu tiên được xác định ở Nam Phi, đã làm náo động thị trường chứng khoán vào ngày Thứ Sáu Đen sau khi Tổ chức Y tế Thế giới dán nhãn nó là "biến thể đáng lo ngại". Dow Jones giảm 900 điểm vào thứ sáu - chịu ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 10/2020. 

Thị trường chứng khoán phục hồi nhanh chóng từ đáy đại dịch vào tháng 3/2020 nhờ các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ lớn mà chính phủ và Cục Dự trữ Liên bang thực hiện để hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên, cung tiền dư thừa trong hệ thống có thể tạo ra những vấn đề kinh tế và chính trị nhất định, Dalio nói.

Ông nói: "Bạn không thể nâng cao mức sống bằng cách tăng số tiền tín dụng trong hệ thống bởi vì đó chỉ là một số tiền nhiều tiền hơn để theo đuổi cùng một lượng hàng hóa. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thị trường tài chính theo những cách chúng ta đã thấy và nó sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát. Mức sống sẽ không được cải thiện. Khi lạm phát bắt đầu bùng phát sẽ dẫn đến hậu quả chính trị". 

Một thước đo lạm phát quan trọng đã tăng đột biến vào tháng 10, tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ đầu những năm 1990. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân không bao gồm thực phẩm và năng lượng, một biện pháp được các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang theo sát, đã tăng 4,1%.

Ngân hàng trung ương đã phải vật lộn với lạm phát diễn ra mạnh mẽ và dai dẳng hơn những gì họ dự đoán. Các quan chức cho biết họ tin rằng lạm phát đã đến mức mà họ có thể bắt đầu sẽ giảm dần số tiền kích thích hàng tháng đang cung cấp thông qua việc mua trái phiếu.

"Những gì chúng ta đang thấy đã xảy ra rất nhiều lần trong lịch sử, giống như xem lại bộ phim vậy", Dalio nói.

Nguồn: CNBC

Phương Linh

Cùng chuyên mục
XEM