Từ 1-7, muốn nghỉ hưu sớm người lao động phải đáp ứng điều kiện gì?

02/04/2025 16:09 PM | Chính sách

Từ 1-7, Luật BHXH 2024 chính thức có hiệu lực, trong đó có nội dung liên quan đến chế độ hưu trí

Phản ánh đến Báo Người Lao Động, một số lao động bày tỏ sự quan tâm đến chính sách nghỉ hưu sớm theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024.

Bà Nguyễn Minh Ngọc (quận Gò Vấp, TP HCM) cho hay bà sinh ngày 7-11-1973, đóng BHXH được 22 năm 9 tháng, trong đó có hơn 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Bà đã nghỉ việc và muốn xin nghỉ hưu sớm nhưng nghe nói chính sách hưu trí đã thay đổi. Bà không rõ những thay đổi đó có liên quan đến điều kiện nghỉ hưu sớm của người lao động so với quy định trước đây không.

Từ 1-7, muốn nghỉ hưu sớm người lao động phải đáp ứng điều kiện gì?- Ảnh 1.

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động có thể hưởng chế độ hưu trí sớm từ 5-10 năm

Tương tự, bà Trần Ngọc Trâm (quận 1, TP HCM) sinh năm 1970, đã nghỉ việc sau khi đóng BHXH được 23 năm. Hiện sức khỏe bà Trâm suy giảm do mắc các chứng bệnh về thận, gan… Bà không rõ trường hợp của mình liệu có đủ điều kiện hưởng chế độ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động.

Theo Luật sư Trần Hữu Tín, Trưởng Văn phòng Luật sư Tín và Cộng sự, tại Điều 64 Luật BHXH 2024 quy định người lao động (NLĐ) được hưởng chế độ hưu trí sớm 5 năm (so với độ tuổi nghỉ hưu quy định trong điều kiện làm việc bình thường). Điều kiện là có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên và có tổng thời gian tham gia BHXH bắt buộc từ 15 năm trở lên ở nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH (nay là Bộ Nội vụ) ban hành) hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1-1-2021)

Trường hợp NLĐ đóng BHXH đủ 15 năm trở lên và có từ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò theo quy định của Chính phủ thì được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định.

Đối với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao sẽ được hưởng chế độ hưu trí khi đóng đủ BHXH bắt buộc từ 15 năm trở lên, không giới hạn độ tuổi.

Các trường hợp trên, khi nghỉ hưu trước tuổi NLĐ không bị trừ tỉ lệ mức hưởng hưu.

Bên cạnh đó, theo Điều 65 Luật BHXH 2024, đối tượng được nghỉ hưu sớm còn bao gồm các trường hợp:

- NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81% và đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên được nghỉ hưu sớm tối đa 5 tuổi so với tuổi quy định.

- NLĐ đóng BHXH từ đủ 20 năm, bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định.

- NLĐ có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Tuy nhiên, mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 65 sẽ thấp hơn mức hưởng hưu bình thường do mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi NLĐ sẽ bị trừ tỉ lệ hưu 2%.

Do thông tin của NLĐ chưa cụ thể, do vậy Luật sư Tín đề nghị bà Ngọc, bà Trâm nghiên cứu quy định trên để áp dụng cho trường hợp của mình.

Theo Bộ Luật Lao động năm 2019, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.


Theo HƯƠNG HUYỀN

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Thủ tướng: Chống nhập khẩu hàng hóa từ nước thứ 3 để xuất khẩu sang Mỹ

Theo Thủ tướng, giải quyết vấn đề thuế quan với Mỹ cần tính đến tổng thể chung của kinh tế đối ngoại Việt Nam và không ảnh hưởng tới các thị trường khác

Tiến sĩ RMIT: Việt Nam cần thực thi nghiêm ngặt quy tắc xuất xứ

Theo tiến sĩ Chu Thanh Tuấn - Phó chủ nhiệm nhóm ngành Cử nhân kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, một trong những chiến lược dài hạn Việt Nam là kiểm soát chặt xuất xứ để ngăn chặn việc hàng hóa nước khác "đội lốt" hàng Việt. Ông cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm với giới chức thương mại Mỹ và nếu không kiểm soát tốt, Việt Nam có thể phải đối mặt với các hình phạt bổ sung.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ từng khuyên: Hãy mua vàng, đừng tích tiền trong thời khủng hoảng!

"Với tôi, trong thời khủng hoảng thì vàng, bạc mới là tài sản thực sự chứ không phải tiền mặt", ông Kiyosaki nhấn mạnh.

Không muốn “oằn mình” gánh nợ mua nhà, người trẻ chọn cách đi thuê

Trong bối cảnh giá nhà không ngừng leo thang, nhiều người trẻ Việt Nam đang dần rẽ hướng sang lựa chọn thuê nhà thay vì “gồng mình” vay nợ để mua nhà.