Tôi 57 tuổi, khi bị sốt gọi điện cho con gái thì bị kêu là “phiền quá”: Tôi bật khóc, từ bỏ ý định cho con nhà và 1 tỷ đồng, quyết giữ lại để lo cho mình!

18/06/2024 15:53 PM | Sống

Bà Hạ chia sẻ, trong một lần chồng bà đi công tác, bà bị sốt và gọi con gái nhưng gọi đến cuộc thứ 4 mới có người nghe máy. Khi bà bảo con gái rằng bà bị sốt, muốn con về chăm sóc bà một chút nhưng thái độ của cô con gái khiến bà thật sự buồn lòng.

Câu chuyện đăng tải trên diễn đàn Toutiao (MXH của Trung Quốc) gây chú ý khi chia sẻ câu chuyện của bà Hạ:

***

Người ta đều nói rằng con gái là áo bông nhỏ của cha mẹ, là hơi ấm dịu dàng trong lòng cha mẹ những ngày gió lạnh về. Không hiểu vì lý do gì mà chiếc áo khoác bông nhỏ 28 tuổi của tôi ngày càng dễ bị “gió lùa”. Chồng tôi đi công tác, tôi ở nhà bị sốt. Khi tôi gọi điện cho con gái, tôi nói rằng tôi đang bị sốt nhưng con lại nói đang đi ăn tiệc, bảo tôi chờ một lát.

Nhưng tôi đợi hơn 3 tiếng đồng hồ, con gái tôi về đến nhà, lấy cho tôi một cốc nước lạnh rồi đặt lên đầu giường tôi, rồi mang đến 2 cái bánh mì khô, bảo tôi tự ăn, con kêu mệt, cần đi ngủ.

Sự thờ ơ của con gái khiến tôi sợ hãi khi tưởng tượng rằng nhiều năm sau, vợ chồng tôi vẫn có thể trông cậy vào con khi về già? Tôi cầm điện thoại lên, gọi xe, yêu bản thân mình hơn một chút, bỏ tiền thuê người đưa tôi đi bệnh viện. Nhưng con gái tôi đã tức giận và nói rằng tôi làm điều này khiến con xấu hổ và để người khác nói rằng con bất hiếu.

Tôi 57 tuổi, chỉ có một con gái, tôi bị sốt, gọi điện cho con thì bị kêu là “phiền quá”: Tôi bật khóc, sẽ không cho con nhà và 1 tỷ đồng nữa mà để dành lo cho mình!- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tôi tên là Giang Thu Hạ, tôi 57 tuổi, lương hưu hàng tháng là 4.600 NDT (khoảng 16 triệu đồng), con gái duy nhất của tôi vẫn chưa lấy chồng. Chồng tôi sẽ nghỉ hưu sau 3 năm nữa, còn con gái tôi làm việc ở thành phố này và sống riêng ở một ngôi nhà khác của chúng tôi.

Ban đầu tôi và chồng nghĩ dùng một căn nhà để giữ con gái ở lại làm việc, như vậy khi về già chúng tôi sẽ có chỗ dựa. Con gái tốt nghiệp thạc sĩ đi làm được 2 năm, không mấy quan tâm đến chúng tôi, mỗi lần đều là tôi gọi điện, con mới miễn cưỡng về ăn một bữa cơm, rồi lại lái xe đi ngay.

Con gái luôn nói đừng làm phiền con, để con sống cuộc sống của mình, khi nào đến lúc cần kết hôn con tự khắc sẽ kết hôn, cần sinh con con cũng sẽ sinh con.

Con gái 28 tuổi, công việc bình thường, cũng là vì nhà có một căn nhà trống để ở, nếu không với mức lương của con không đủ sống. Dù vậy, tôi vẫn nghĩ con gái ở gần, khi chúng tôi thực sự có việc gì đó, cũng có thể nhờ được.

Trong thời gian này quá nắng nóng, có lẽ do ở trong phòng máy lạnh quá lâu nên tôi cảm thấy khó chịu khắp người. Chồng lại đi công tác, tôi một mình nằm trên giường, đo nhiệt độ xong, muốn uống một ngụm nước cũng không muốn di chuyển, đành gọi điện cho con gái, hy vọng con về chăm sóc tôi, không thì đưa tôi đi bệnh viện. Cầm điện thoại lên, gọi con 3 cuộc đều không ai nghe, tôi chỉ biết nhắn tin cho con, nói rằng tôi bị sốt.

Tưởng rằng con gái nhìn thấy sẽ nhanh chóng về chăm sóc tôi, nhưng một tiếng trôi qua, không có điện thoại, cũng không có tin nhắn. Tôi chỉ có thể gọi điện cho con lần nữa, cuối cùng có người nghe máy.

Tôi 57 tuổi, chỉ có một con gái, tôi bị sốt, gọi điện cho con thì bị kêu là “phiền quá”: Tôi bật khóc, sẽ không cho con nhà và 1 tỷ đồng nữa mà để dành lo cho mình!- Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Tôi khàn giọng nói với con là mình bị sốt, bảo con về chăm sóc tôi một chút, cả người không còn chút sức lực nào. Con gái không kiên nhẫn nói: "Mẹ, mẹ thật phiền quá, bố không ở nhà là mẹ lại có chuyện, không chỗ này khó chịu thì chỗ kia khó chịu, con đang có buổi tiệc quan trọng, chờ một lát nhé:.

Nghe lời con, tôi bật khóc. Tôi cũng tự an ủi, thuyết phục mình rằng con gái bận rộn cũng không sao nhưng con cũng phải có những ưu tiên. Nếu không phải thật sự bị bệnh, tôi sẽ không vô cớ gọi điện cho con gái, xem ra tôi không thể trông cậy vào cô con gái này.

Tôi tưởng cùng lắm là hơn một tiếng con sẽ về, ai ngờ, tôi mơ màng ngủ một giấc, tỉnh dậy vẫn không thấy ai. Nghĩ đến thái độ của con gái, tôi vẫn không nhịn được gọi cho con lần nữa, con nói đang về nhà!

Cuối cùng đợi con về, nhưng không phải là sự quan tâm chăm sóc của con, mà là sự chê bai và không vui.

Tôi thực sự tức giận và không thể gọi điện cho chồng đang đi công tác. Tôi chỉ biết dựa vào bản thân và học cách tự chăm sóc bản thân.

Trước mặt con gái, tôi gọi cấp cứu, mười mấy phút sau, tôi được xe cứu thương đưa đi, con gái cũng theo đến bệnh viện. Bác sĩ khám nói nếu tôi đến muộn chút nữa có thể sẽ sốt đến co giật. Tôi nhìn con gái, dùng ánh mắt thể hiện sự bất mãn của mình. Nhưng con gái lại nói tôi làm quá, nhiều chuyện.

Con gái thấy tôi truyền dịch xong, cũng đành ở lại với tôi, đêm đó, chúng tôi ở phòng cấp cứu. Sáng hôm sau, con gái giúp tôi làm thủ tục nhập viện, thuê người chăm sóc cho tôi, rồi đi làm. Đến tối, con nói có việc, bảo tôi có gì thì tìm bác sĩ, y tá và người chăm sóc.

Tôi thất vọng về con vô cùng, truyền nước 3 ngày, tôi gọi điện bảo con gái đến đón xuất viện, con cũng miễn cưỡng đến. Khi tôi về đến nhà, con gái lại phàn nàn về tôi.

Tôi 57 tuổi, chỉ có một con gái, tôi bị sốt, gọi điện cho con thì bị kêu là “phiền quá”: Tôi bật khóc, sẽ không cho con nhà và 1 tỷ đồng nữa mà để dành lo cho mình!- Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Thông qua lần sốt nằm viện này, tôi ngộ ra, khi già rồi, chúng ta nhất định phải học cách yêu thương bản thân nhiều hơn. Trước kia, chúng tôi dự định khi nào tổ chức đám cưới cho con gái, sẽ chuyển nhượng ngôi nhà nơi con gái hiện đang sống đứng tên con và đưa cho con của hồi môn là 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng).

Bây giờ tôi đã thay đổi quyết định, dù con gái tôi có lấy chồng hay không thì ngôi nhà cũng phải đứng tên chúng tôi. Còn 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng) thì nên để lại cho vợ chồng tôi sử dụng trong những năm sau này.

Ngay cả khi con gái không quan tâm đến tôi, tôi vẫn có thể bỏ tiền ra thuê người chăm sóc. Tôi mới 57 tuổi, tôi cần phải lên kế hoạch thật tốt cho cuộc đời mình.

Tôi sẽ không tập trung toàn bộ sự chú ý vào con gái mình nữa. Nếu con muốn về nhà, tôi sẽ đối xử nồng nhiệt với con; Nếu con không muốn về nhà, tôi cũng không chủ động gọi điện mời, mọi việc đều tùy con gái. Tôi không còn tìm lý do để thỉnh thoảng gửi cho con gái những phong bao lì xì để cố gắng làm hài lòng con và gần gũi hơn với con.

Mối quan hệ gia đình được duy trì bằng tiền sẽ kết thúc trong tình trạng tồi tệ hơn khi tôi hết tiền. Tốt hơn hết là tôi nên tự mình giữ tiền và nhà.Trong quãng đời còn lại, vợ chồng tôi sẽ tích cực tập thể dục để giữ sức khỏe. Đối với tương lai của con gái tôi, đó là cuộc sống của con và tôi đã cho con tất cả những gì tôi có thể cho đi. Nếu con không suy ngẫm về bản thân và vẫn không quan tâm đến chúng tôi, thì cũng đành chịu vậy.

Theo: Toutiao

Minh Nguyệt

Cùng chuyên mục
XEM