Tiki gần như biến mất khỏi miếng bánh thị phần của các sàn thương mại điện tử

21/04/2025 21:30 PM | Kinh doanh

Tiki gần như mất hút khỏi bản đồ TMĐT quý I/2025 khi thị phần tụt xuống mức không thể hiển thị, Lazada cũng ghi nhận sự sụt giảm chóng mặt trong khi TikTok Shop tăng mạnh, Shopee vẫn dẫn đầu.

Tiki gần như biến mất khỏi miếng bánh thị phần của các sàn thương mại điện tử- Ảnh 1.

Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam trong quý I/2025 tiếp tục ghi nhận sự phân hóa rõ rệt giữa các nền tảng. Theo số liệu từ Metric, TikTok Shop và Shopee là hai sàn duy trì tăng trưởng về doanh số, trong khi Lazada và Tiki đều sụt giảm đáng kể. Đáng chú ý, thị phần của Tiki đã giảm xuống mức rất thấp, đến mức không còn được hiển thị rõ trên biểu đồ tỷ trọng.

Báo cáo cho thấy quý I/2025, Tiki là nền tảng có mức sụt giảm mạnh nhất. Theo Metric, doanh số của Tiki giảm 66,6%, khiến thị phần co lại chỉ còn 3%. Mức thị phần này quá nhỏ để có thể hiển thị rõ trên biểu đồ tỷ trọng của toàn thị trường. Điều này cho thấy Tiki đang dần đánh mất khả năng cạnh tranh, đặc biệt khi chưa thích ứng kịp với những thay đổi về hành vi tiêu dùng cũng như xu hướng mua sắm tích hợp nội dung.

Tiki gần như biến mất khỏi miếng bánh thị phần của các sàn thương mại điện tử- Ảnh 2.

Báo cáo tổng quan Thị trường sàn bán lẻ trực tuyến của Metric, trong quý I/2025

Lazada cũng ghi nhận mức giảm doanh số đáng kể, ở mức 43,5%, đưa thị phần xuống còn 8% trong quý I/2025. Cả hai nền tảng đều đang đối mặt với thách thức trong việc giữ chân người dùng và cải thiện hiệu quả kinh doanh, đặc biệt khi thị trường ngày càng ưu tiên các nền tảng có yếu tố tương tác, giải trí và cá nhân hóa trải nghiệm.

Trong khi đó TikTok Shop tiếp tục là "hiện tượng" của thị trường TMĐT khi đạt mức tăng trưởng doanh số lên tới 113,8% trong quý I/2025 so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần của nền tảng này đã tăng từ 23% (quý I/2024) lên 35%, trở thành sàn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thị trường.

Sự vươn lên của TikTok Shop phản ánh xu hướng tiêu dùng mới mua sắm thông qua video ngắn, nơi người dùng vừa giải trí vừa ra quyết định mua hàng. Việc kết hợp nội dung và thương mại trong cùng một nền tảng giúp TikTok Shop thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả hơn các sàn truyền thống – vốn dựa nhiều vào công cụ tìm kiếm, đánh giá và khuyến mãi.

Tuy Shopee vẫn là sàn TMĐT dẫn đầu với 62% thị phần nhưng đã có sự sụt giảm nhẹ so với mức 68% của cùng kỳ năm ngoái. Doanh số của Shopee vẫn tăng 29,3%, một con số tích cực trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, nhưng không đủ để duy trì khoảng cách an toàn trước sức ép ngày càng lớn từ TikTok Shop.

Việc thị phần suy giảm dù doanh số tăng cho thấy Shopee đang mất dần sự độc quyền về kênh tiêu dùng. Điều này buộc nền tảng này phải đổi mới trong chiến lược nội dung, tối ưu trải nghiệm người dùng và đầu tư vào các hình thức thương mại tương tác mới để giữ chân khách hàng.

Báo cáo từ Metric cũng cho thấy trong quý I/2025, tổng doanh số toàn thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đạt 101.400 tỷ đồng, tăng 42,29% so với cùng kỳ năm 2024. Sản lượng hàng hóa tiêu thụ đạt 950,7 triệu sản phẩm, tăng 24% so với quý I năm ngoái.

Thúy Hạnh

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Mary Barra - Nữ tướng đầu tiên của ngành công nghiệp xe hơi Mỹ: 10 tuổi đã đam mê ô tô, suốt 5 thập kỷ cùng General Motors ‘bán’ giấc mơ làm xe điện

: Nữ CEO này quan niệm thời gian không phải bạn của chúng ta. Tốc độ mới là thứ đóng vai trò quan trọng trong bất cứ ngành công nghiệp nào.

Thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 18 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Abbott Healthcare Việt Nam công bố

Ngày 12/5/2025, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành Quyết định số 209/QĐ-ATTP về việc thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 18 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ do Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam (tên trước đây là Công ty TNHH Dược phẩm Glomed) công bố.

Làm phẳng cấu trúc: Bên trong chiến lược khiến 8.000 nhân viên Microsoft mất việc chỉ trong 5 tháng, nhiều big tech khác cũng đang áp dụng

Xu hướng của các Big Tech hiện nay như Amazon, Google và Microsoft là giảm bớt các vai trò quản lý cấp trung để tập trung nguồn lực cho kỹ sư và các cá nhân đóng góp chính.