Tiêu 1,7 triệu đồng/tháng, sự "keo kiệt trắng trợn" này giúp tôi tiết kiệm được nhiều thứ hơn cả tiền

28/03/2025 13:40 PM | Sống

Chi tiêu 1,7 triệu đồng/tháng, liệu có thật?

Gần đây, trên mạng xã hội Zhihu có một bài viết nhận được nhiều sự chú ý về lối sống tiết kiệm của một cô gái. Tài khoản của cô thường đăng các bài viết về tiết kiệm và kiếm tiền. Cô cho biết: "Thật ra, tôi không trách mọi người, vì trong thời đại mà chi phí sinh hoạt ngày càng leo thang, sống với số tiền ít ỏi như vậy nghe có vẻ như một thử thách bất khả thi. Nhưng hôm nay, tôi quyết định viết thêm một bài nữa để chia sẻ chi tiết hơn về "bí kíp tiết kiệm đỉnh cao" của mình, đồng thời giải thích tại sao tôi có thể để dành được tiền trong khi vẫn sống thoải mái với ngân sách eo hẹp".

1. Một năm hiếm khi uống một ly trà sữa

Trà sữa – món đồ uống tưởng chừng nhỏ bé với giá vài chục nghìn một ly – nhưng nếu không để ý, bạn sẽ giật mình khi tính ra cả năm có thể "ngốn" mất hàng chục triệu đồng chỉ để thỏa mãn cơn thèm. Trước đây, tôi cũng từng là "tín đồ" của trà sữa. Tôi uống vì thói quen, vì tiện lợi, và đôi khi chỉ vì khát nước mà lười mang theo bình nước cá nhân. Nhưng rồi tôi nhận ra, thói quen này không chỉ tốn tiền mà còn chẳng mang lại lợi ích gì đáng kể.

Vậy là tôi thay đổi. Tôi sắm một chiếc bình giữ nhiệt nhỏ gọn, luôn mang theo bên mình mỗi khi ra ngoài. Không dừng lại ở đó, tôi còn lên mạng học cách tự pha chế vài loại trà sữa yêu thích. Từ chỗ uống một ly mỗi tuần, tôi giảm xuống còn 1-2 ly mỗi tháng, rồi dần dần, giờ đây cả năm tôi chỉ uống vài lần vào những dịp thực sự đặc biệt. Vừa tiết kiệm, vừa khỏe mạnh – một công đôi việc!

Tiêu 1,7 triệu đồng/tháng, sự

Ảnh minh họa.

2. Chưa từng mua một món đồ hiệu nào

Tôi từng đọc một cuốn sách về ngành công nghiệp xa xỉ phẩm, và điều khiến tôi ấn tượng là cách các thương hiệu lớn mở rộng thị trường. Họ không chỉ bán những món đồ đắt đỏ như quần áo hay túi xách, mà còn đưa logo của mình vào những sản phẩm nhỏ hơn như son môi, nước hoa – những thứ mà ai cũng nghĩ mình "đủ sức" mua. Nhưng với tôi, dù là món lớn hay nhỏ, tôi đều không động đến.

Lý do ư? Tôi không quan tâm đến logo hay thương hiệu. Điều tôi để ý là chất lượng, công năng và giá trị thực sự của sản phẩm. Một chiếc áo giá rẻ nhưng bền, đẹp, hợp với mình sẽ luôn là lựa chọn hàng đầu của tôi thay vì chạy theo mốt hay danh tiếng.

3. Một năm dùng rất ít mỹ phẩm

Tôi từng xem một bộ phim tài liệu về chăm sóc da, trong đó có một chi tiết khiến tôi thay đổi hoàn toàn suy nghĩ: Da khô không phải do thiếu kem dưỡng ẩm đắt tiền, mà thường là do bạn uống không đủ nước. Từ đó, tôi quyết định đơn giản hóa việc chăm sóc da của mình. Thay vì đầu tư vào những lọ kem đắt đỏ, tôi chỉ dùng các sản phẩm cơ bản, giá bình dân.

Quan trọng hơn, tôi tập trung vào lối sống lành mạnh: Uống đủ nước, ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc và bảo vệ da bằng cách chống nắng vật lý (như đội mũ, mặc áo dài tay). Kết quả là da tôi vẫn khỏe đẹp mà ví tiền không bị "bào mòn".

4. Tổng số quần áo một năm chỉ 40 bộ

Có một nguyên tắc gọi là "Luật 80/20" mà tôi rất tâm đắc: 80% thời gian, chúng ta chỉ sử dụng 20% số đồ vật mình sở hữu, và quần áo cũng không ngoại lệ. Mỗi lần đi ngang qua trung tâm thương mại, nhìn thấy những kệ quần áo chất đống, tôi không nghĩ đến việc mua sắm mà lại tự hỏi: "Mỗi mùa trôi qua, bao nhiêu tài nguyên bị lãng phí để sản xuất ra những món đồ thừa thãi này?".

Vì vậy, tôi đặt ra quy tắc cho bản thân: Tổng số quần áo trong tủ không vượt quá 40-50 bộ. Mỗi khi muốn mua một món mới, tôi phải bỏ đi một món cũ. Cách này không chỉ giúp tôi tiết kiệm mà còn giữ cho cuộc sống gọn gàng, đơn giản hơn.

5. Một tháng chỉ ăn ngoài 1 lần

Mới đây, dịp Tết vừa rồi, tôi đưa con đi chơi vài ngày và ghé một quán ăn nhỏ. Tôi gọi một đĩa thịt xào khoai tây và một đĩa đậu que cà tím. Nhưng khi món ăn được mang ra, tôi nhận ra tất cả đều là đồ "chế biến sẵn", chỉ cần hâm nóng lại khi khách gọi. Thú thật, tôi không thể chấp nhận kiểu "ẩm thực" như vậy, chưa kể nhiều quán ăn còn có vệ sinh đáng lo ngại.

Vì thế, gia đình tôi giới hạn việc ăn ngoài xuống còn một lần mỗi tháng. Ở nhà, tôi tự nấu ăn với ngân sách khoảng 200 tệ mỗi tuần (700 nghìn) – đủ để cả nhà ăn ngon, ăn khỏe mà không phải lo lắng về chất lượng. Còn nếu ở một mình, số tiền ăn uống của tôi mỗi tuần lại càng tiết kiệm hơn.

Tiêu 1,7 triệu đồng/tháng, sự

Ảnh minh họa

6. 70% thời gian di chuyển bằng xe đạp điện hoặc xe buýt

Hằng ngày, tôi ưu tiên đi xe đạp điện hoặc đi bộ thay vì lái xe hơi. Nhà tôi cách công ty và trường mẫu giáo của con khoảng 1-2 km. Nếu rảnh rỗi, tôi đi bộ 20 phút – vừa đủ để vận động nhẹ nhàng trong ngày. Nếu vội, tôi đạp xe, vừa ngắm cảnh, vừa hít thở không khí trong lành, lại tiết kiệm được kha khá tiền xăng.

7. Ít bạn bè, gần như không giao tiếp xã hội

Bạn thân nhất của tôi có lẽ là chồng tôi, và cậu con trai nhỏ đang lớn lên từng ngày cũng trở thành "người đồng hành" tuyệt vời. Tôi tin rằng, trước khi hòa nhập với xã hội, mỗi người cần học cách sống tốt với chính mình và chăm sóc bản thân thật chu đáo.

Vì vậy, ngoài thời gian làm việc và đi lại, tôi dành hết cho bản thân và gia đình – những người tôi yêu thương nhất. Đây là khoảng thời gian để tôi nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng, và tận hưởng sự bình yên trong cuộc sống giản dị của mình.

Sống với 500 nhân dân tệ một tháng (khoảng 1,7 triệu đồng) không phải là điều dễ dàng, nhưng với tôi, đó là một lựa chọn có ý nghĩa. Tôi không chỉ tiết kiệm được tiền mà còn tìm thấy niềm vui trong sự tối giản và tự do tài chính. Hy vọng câu chuyện của tôi sẽ truyền cảm hứng cho ai đó ngoài kia, để cùng nhau sống một cuộc đời ý nghĩa hơn, không bị chi phối bởi những cám dỗ vật chất!

Theo Huyền Trang

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Chính thức: "Trùm" lẩu nướng Golden Gate lần đầu tiết lộ số tiền thâu tóm The Coffee House

Công ty cổ phần Tập đoàn Golden Gate, đơn vị sở hữu các chuỗi nhà hàng lẩu nướng như Gogi House, Manwah, chi 270 tỷ đồng để mua lại gần như toàn bộ cổ phần của The Coffee House.

Tiến sĩ AI xây dựng sản phẩm dịch thuật tốt hơn 20% so với Google Translate và ChatGPT: “Đi vào ngách mà các mô hình AI lớn chưa đánh chiếm, đặc biệt khả năng hiểu Tiếng Việt sâu sắc’

Hoàn thành chương trình Tiến sĩ về trí tuệ nhân tạo tại Nhật Bản và từng giữ vị trí Giám đốc Công nghệ (CTO) tại các startup AI như Logivan và Waves8, founder của SSSmarket, Tiến sĩ Trần Vũ Anh tiếp tục gây bất ngờ với nền tảng dịch thuật DocTranslate, được đánh giá là nhiều tính năng ưu việt hơn cả ChatGPT và Google Translate.

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu: Nhiều công chức, viên chức gần đến tuổi nghỉ hưu vẫn chưa mua được nhà ở xã hội

Nhiều công chức, viên chức đã dành cả sự nghiệp để cống hiến, nhưng khi gần đến tuổi nghỉ hưu, họ vẫn chưa thể sở hữu một căn nhà ổn định, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA.