Những chiêu quảng cáo 'đánh lừa' của các thương hiệu
Hàng ngày, chúng ta bị “lừa” bởi rất nhiều thương hiệu tương tự, chúng lôi kéo ta móc hầu bao mang chúng về nhà mà thậm chí ta không biết.
Bạn có nhận ra Heineken đang chơi trò đánh lừa thị giác với bạn không? Nếu không tin, hãy đặt một lon Heineken cạnh một lon Budweiser và so sánh.
Có thể bạn sẽ không nhận ra sự khác biệt ngay lúc đầu, nhưng nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy logo Heineken có 3 chữ “e” hơi ngả về phía sau, cùng với nét đáy uốn cong biến chữ cái thành một gương mặt cười không có răng.
Chiến thuật của hãng bia rất tinh vi, nên đôi khi bạn không ý thức được mình đang bị đánh lừa, đây cũng chính là chủ ý của Heineken.
Hàng ngày, chúng ta bị “lừa” bởi rất nhiều thương hiệu tương tự, chúng lôi kéo ta móc hầu bao mang chúng về nhà mà thậm chí ta không biết.
Trong cuốn sách “Hidden Persuasion” (tạm dịch: “Sự thuyết phục tiềm ẩn”), tác giả Marc Andrews đã khám phá 33 mẹo khôn ngoan mà các nhà quảng cáo khai thác để quảng bá sản phẩm của họ.
Theo lời Andrews, các sự thuyết phục tiềm ẩn này là một trong những động lực thúc đẩy đằng sau tính hiệu quả của thế giới quảng cáo, và nó hiện diện nhiều hơn những gì người ta nghĩ.
“Hầu hết mọi người cho rằng các lựa chọn và quyết định của họ được đưa trên cơ sở ý thức và lý trí, dựa vào ước nguyện, sở thích và động lực của họ. Nhưng thực tế là hầu như mọi quyết định trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta đều dựa trên mức độ vô thức nào đó, nói cách khác, tiềm thức của chúng ta rất dễ bị thuyết phục”, ông giải thích.
Con người muốn đủ các thứ. Một vài người thích vật chất: Xe hơi bóng lộn, giày đẹp, bánh ngon. Vài người khác lại thích giá trị tinh thần: Sức khỏe, sự an toàn, được mọi người yêu quý.
Nhiệm vụ của các nhà quảng cáo là lôi kéo khách hàng mua sản phẩm, vậy cách tốt nhất là gì? Chính là khai thác những “điểm yếu” cố hữu của chúng ta.
Các nhà quảng cáo có rất nhiều cách để điều khiển hành vi khách hàng, dưới đây là một số mẹo hiệu quả nhất họ thường viện tới.
(Xem thêm: 7 quảng cáo gợi cảm khiến người xem tức giận)
Nhân văn
Trong quảng cáo xã hội này của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã, hình ảnh chú sư tử có cảm xúc (buồn bã, thất vọng) khiến người xem có cảm giác chúng cũng giống con người, tạo một mối liên kết giữa người xem và động vật hoang dã, thúc đẩy họ quyên góp cho quỹ.
Ví dụ về logo của Heineken là một ví dụ sử dụng tính nhân văn đề bán hàng.
Quy tắc rất dễ hiểu: Sản phẩm càng gần gụi với con người, chúng ta càng cảm thấy gắn kết với chúng”, ông nói.
“Chúng ta càng thích thú và có ‘cảm tình’ với một sản phẩm, khả năng chúng ta muốn sở hữu và mua nó càng cao”.
Sự tin tưởng
Trong các quảng cáo bạn xem, mỗi gương mặt đều được lựa chọn rất kỹ càng dựa vào nhiều tiêu trí.
Một trong số đó là cảm giác tin tưởng mà gương mặt mang lại.
Chúng ta dùng nhiều dấu hiệu hình ảnh trong vô thức để quyết định cảm giác của mình về nhiều thứ, vì vậy bạn sẽ thấy gương mặt một người nào đó nhìn đáng tin hơn những người khác.
Ngoài những đặc điểm lộ liễu như ria mép hung tợn, lông mày xếch... các tỷ lệ khác trên khuôn mặt - như khoảng cách giữa hai gò má, khoảng cách từ môi đến lông mày - cũng cấu thành sự đáng tin trên khuôn mặt một người.
Theo các nghiên cứu, một khuôn mặt dài với mắt màu nâu tạo cảm giác đáng tin hơn một khuôn mặt to với mắt màu lam.
Sự khan hiếm
Nếu bạn đã từng đi máy bay, hẳn bạn cảm thấy động lực nội tại thúc đẩy thế nào khi quầy bán vé treo biển “Chỉ còn một vé giá rẻ!”.
Thật ra nỗi lo sợ mất phần cũng thôi thúc nhiều người mua sản phẩm. Theo tác giả Andrews, một phần lí do của hội chứng này là vì hầu hết những sản phẩm đắt tiền đều khan hiếm, như vàng, kim cương.
Một sản phẩm khan hiếm đồng nghĩa với việc nó được nhiều người ưa chuộng.
Ngoài ra, mẹo khai thác sự khan hiếm phát huy hiệu quả còn vì nó khiến người mua cảm thấy họ đang mất dần đi các sự lựa chọn.
Sự chứng nhận xã hội
Một trong những chiến lược hiệu quả nhất các nhà quảng cáo có thể dùng là đánh vào sự bất an về xã hội của chúng ta.
Chúng ta chọn bệnh viện, chọn hiệu làm đầu, chọn nhà hàng dựa trên lời khuyên của bạn bè. Chúng ta chọn một sản phẩm nào đó nhiều khi bởi bạn bè đã dùng thử và cảm thấy hài lòng.
“Càng nhiều người hài lòng với một sản phẩm, khả năng chúng ta mua nó càng cao”, Andrews nhấn mạnh. Hãy nhìn vào Facebook và hiệu ứng khổng lồ của nút “like” trên các gian hàng trực tuyến.
Vì vậy, chỉ một slogan đơn giản như: “Cứ 10 người thì có 9 người chọn Tide” hay “Bàn chải được các nha sỹ khuyên dùng” cũng có tác động to lớn tới hành vi của khách hàng.
Thừa nhận sự kháng cự
Trong quảng cáo này, The Hanks Brinker đã thừa nhận điểm yếu của một khách sạn giá rẻ, nhưng họ hứa sẽ cố gắng hết sức để đem lại sự thoải mái cho khách hàng. (Bằng những poster ngộ nghĩnh treo trên tường). The Hanks Brinker đã dùng chiêu tâm lý ngược với một chút hài hước.
Cách tốt nhất để khiến một người mua hàng là làm cho họ tin họ không cần mua sản phẩm ấy.
Nhiều nhà quảng cáo là bậc thầy trong nghệ thuật tâm lý ngược và biết khai thác nó theo cách có lợi.
Thực tế, chẳng ai thích bị sai khiến, Andrews khẳng định. Đây cũng là lí do vì sao các nhà quảng cáo thuyết phục bạn rằng bạn có rất nhiều sự lựa chọn.
Sự minh bạch, hay việc một thương hiệu nhận thức được thiếu sót của mình là một cách thể hiện của chiến lược này.
Cách khác nữa là nói những câu kiểu: “Bạn có thể mua chiếc máy hút bụi kia cũng được” hoặc “Tôi biết bạn không đồng tình, nhưng...”.
Khi các nhà quảng cáo nương theo thực tế là khách hàng không muốn bị thuyết phục, thực ra chính họ đang thuyết phục khách hàng chọn sản phẩm của họ.