Khách hàng không ngửi thấy mùi, nhưng các hãng nước hoa này vẫn bán rất chạy

09/03/2016 16:39 PM | Thương hiệu

Mọi người thường tìm kiếm mùi hương phù hợp với bản thân thông qua một cửa hàng nước hoa truyền thống. Điều này giờ đây chẳng còn mang nhiều ý nghĩa nữa

Liệu bạn có thể biết mình có thích một loại nước hoa mà chưa hề được ngửi mùi? Việc khơi gợi cảm giác về mùi trong không gian số là bất khả thi. Tuy nhiên theo báo cáo gần đây của L2, các thương hiệu và nhà bán lẻ có thể dần thu hẹp khoảng cách đó, ít nhất là trực quan..

Từ Sephora đến Yves Saint Laurent, một vài thương hiệu nước hoa bán chạy hay các nhà bán lẻ cũng bắt đầu dựa vào đánh giá về sản phẩm, hình ảnh và nhận xét từ cả người hâm mộ cũng như người có ảnh hưởng để bán nước hoa. Các thương hiệu này không quá phụ thuộc vào việc phải có cửa hàng để trưng bày sản phẩm.

Nước hoa không nằm trong danh mục sản phẩm có thể khiến khách hàng mua chỉ bằng trực quan. Tuy vậy, các thương hiệu thông minh đang bắt đầu nhận thấy chai nước hoa được đóng gói đẹp mắt đóng vai trò quan trọng trong thể hiện câu chuyện thương hiệu,” Jenny Shen, nhà nghiên cứu tại L2 nói.

“Nội dung do chính người dùng tạo ra (User-generated content-UGC) có thể không nhiều nhưng thực sự có thể nâng cao sức hấp dẫn của thương hiệu. Đây là một phần trong chiến lược tổng thể.”

UGC giúp người tiêu dùng có cơ hội kết nối trực tiếp hơn với thương hiệu, gia tăng sự trung thành thương hiệu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng UGC giúp các thương hiệu tăng tỷ lệ chuyển đổi thêm khoảng 12%.

Dưới đây là cách 4 thương hiệu nước hoa ứng dụng UGC:

Sephora

“Beauty Board” là nền tảng xã hội giống Pinterest, cho phép người dùng đăng tải những hình ảnh trang điểm của họ. Những bức ảnh này cũng giúp người khác có thêm gợi ý để mua sắm sản phẩm tương tự.

Sephora đã phân loại UGC của mình. Thương hiệu này rất thành công trong việc sắp xếp cả những sản phẩm gợi ý mà mình bán. Ví dụ như Flowerbomb của Viktor & Rolf, Black Opium của Yves Saint Laurent hay La Vie Est Belle của Lancôme.

Yves Saint Laurent

Báo cáo của L2 nhận định rằng Yves Saint Laurent là thương hiệu sử dụng UGC thành công nhất. Trang sản phẩm giới thiệu loại nước hoa Black Opium không chỉ có những bản vẽ đẹp, video ấn tượng mà còn có hẳn một bộ sưu tập những nội dung do người dùng tạo ra.

Tuy không phải là thương hiệu duy nhất sử dụng UGC trong trang sản phẩm nhưng YSL lại có cách thức thể hiện bài bản. Mặc dù sử dụng chung hashtag #yslbeauty nhưng trang web sẽ phân loại nội dung về những sản phẩm cụ thể.

Dolce and Gabbana

Ngoài UGC tự nhiên, một số thương hiệu mời người có ảnh hưởng tạo ra những cuộc trao đổi xung quanh sản phẩm nước hoa của mình. Ví dụ gần đây D&G có thuê chuyên gia trang điểm Brazil Camila Coelho và blogger thời trang Tây Ban Nha Gala Gonzalez lan truyền những nột dung liên quan đến nước hoa “Light Blue”.

Đối với nhiều thương hiệu, người có tầm ảnh hưởng là cách hoàn hảo nhất để tạo ra UGC,” Chris Gilbert, chuyên gia truyền thông tại Kelly nói. Tuy những nội dung này không phải được tạo ra một cách tự nhiên, nhưng cũng đủ giúp các hãng bán được khá nhiều sản phẩm.

Marc Jacobs

Trong suốt New York Fashion Week 2014, Marc Jacobs đã mở cửa hàng pop-up (những cửa hàng có thể mọc lên rồi đóng cửa bất cứ lúc nào) cho nhãn hiệu nước hoa Daisy của mình. Tại đây, người hâm mộ có thể sử dụng ảnh Instagram của thương hiệu như tiền để mua nước hoa, ví và túi xách. Tất cả mọi người khi đăng tải một bức ảnh trên Instagram với hashtag #mjdaisychain đều nhận được 1 chai nước hoa dạng lỏng, dạng lăn hoặc nước hoa khô. 10 người đầu tiên đăng ảnh sẽ nhận được một chai nước hoa cỡ lớn.

Các của hàng này còn cắt sửa móng tay miễn phí và in những tấm ảnh được khách hàng chụp trong cửa hàng của họ.

Mai Lâm

Cùng chuyên mục
XEM