Bộ não và Thương hiệu
Những người làm marketing không phải là những người duy nhất nghĩ rằng cảm nhận chiếm tới 99% hiện thực. Theo như nhà vật lý Albert Einstein, “Hiện thực chỉ là một ảo tưởng, mặc dù đó là một thứ ảo tưởng dai dẳng.”
Hiện tại Michio Kaku, một nhà vật lý đương đại cùng với nhiều đồng nghiệp trong một cộng đồng liên ngành về khoa học, chăm sóc sức khỏe và tâm lý học, đang khám phá xem thực tại có thể bất định đến thế nào. Những điều họ mô tả có những ý tưởng quan trọng ảnh hưởng tới suy nghĩ của chúng ta về thương hiệu và truyền thông thương hiệu.
Trong cuốn sách “Tương lai của Trí óc”, Kaku đưa chúng ta từ những chi tiết vật lý nhỏ nhất của trí óc đến những vùng xa xôi nhất của vũ trụ, một chuyến đi bí ẩn kì quặc trở nên dễ hiểu bằng những đoạn phim và những bất ngờ về văn hóa, xây dựng nên một học thuyết về nhận thức trong không gian – thời gian phù hợp tuyệt đối với quy luật liên khối không gian – thời gian của Einstein. Điều này nghe có vẻ phức tạp, nhưng các bạn đừng vội bỏ qua.
Kaku hình thành nên học thuyết nhận thức của mình dựa trên cơ sở của những vòng phản hồi. Nhiệt kế là một ví dụ điển hình. Nó hoạt động dựa trên nhiệt độ cảm nhận. Một số sinh vật cũng đơn giản như vậy. Thực vật cũng có một vài những vòng phản hồi như thế để đo các điều kiện, không chỉ dừng lại ở nhiệt độ mà còn là độ ẩm, ánh sáng, và trọng lực.
Những loài động vật đơn giản như bò sát có nhiều vòng phản hồi hơn để định vị xem chúng đang ở đâu trong khi đang điều hướng qua môi trường. Những loài động vật bậc cao hơn như động vật có vú còn có nhiều vòng phản hồi hơn nữa để đo xem chúng đang thực hiện các hoạt động xã hội gì với những con khác, khá cần thiết nếu như bạn đang cố trở thành con đực chính.
Loài người có hàng tỷ các vòng phản hồi, giúp chúng ta nhận thức được chúng ta đang ở đâu trong thời gian, để nhớ được quá khứ và thậm chí là nhìn vào tương lai. Theo tiến sĩ vật lý học Daniel Gilbert thuộc Đại học Harvard, trí óc chúng ta để vận hành như một “cỗ máy dự đoán” mà “tạo nên tương lai” là chiến công vĩ đại nhất của bộ não con người. Chúng ta đặt mình vào thời gian bằng cách liên tục tạo ra những dự đoán, không chỉ trước vài giây và vài giờ như một số loài động vật có vú, mà là nhiều năm ở tương lai và thậm chí còn dài hơn cả cuộc đời của chúng ta.
Vậy tất cả những thông tin trên, chúng ta phải làm gì để tạo nên một thương hiệu mạnh?
Vệc tập trung vào các chi tiết ở các cấp độ truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu.
Vậy hãy nghĩ về việc làm thế nào chúng ta xử lý một khối lượng lớn những vòng phản hồi. Rất nhiều vòng phản hồi này đang điều khiển các chức năng bên trong cơ thể chúng ta và chúng ta hoàn toàn không nhận thức được chúng. Tôi không biết bây giờ gan của tôi đang làm gì. Những chiếc vòng phản hồi khác đang điều khiển thế giới bên ngoài và chúng ta cũng hầu như không nhận thức được chúng. Bạn có để ý những âm thanh xung quanh bạn khi bạn đang đọc những dòng này không? Không, nhưng bây giờ thì bạn đang để ý rồi đúng không?
Không phải là bạn không xử lý những âm thanh này trước khi bạn tập trung vào chúng. Qua những vòng phản hồi liên tục của bộ máy xử lý cảm giác ở não bộ qua bốn thùy vỏ não, chúng đã ảnh hưởng đến hành động của bạn. Nếu đủ đặc biệt, chúng có thể gặm nhấm sự chú ý của bạn ở vỏ não trước trán, nơi mà những từ bạn đang đọc ngay bây giờ đang được xử lý, một khu vực mà những thông tin của bộ máy cảm giác được đánh giá và các hành động được lên kế hoạch.
Điều quan trọng để chúng ta hiểu một cách cảm tính là chúng ta đang không xử lý thông tin này, cho dù thông tin liên tiếp nhận được một cách có ý thức hay vô thức. Giống như những dữ liệu ở máy tính chúng ta được lưu trữ dưới dạng những mẩu thông tin rời rạc ở nhiều vị trí trên ổ cứng, sẵn sàng để hệ điều hành đưa lên màn hình ngay lập tức khi được hỏi đến, đầu vào cảm giác của chúng ta được lưu trữ dưới dạng các mẩu thông tin trong hàng triệu những tế bào tý hon được gọi là các nơ ron thần kinh và cùng với các sợi trục thần kinh tạo nên cấu trúc phức tạp của não bộ. Thông tin từ một kinh nghiệm đơn lẻ có thể được xử lý và lưu trữ ở một vài địa điểm khác nhau. Khi chúng ta nhớ lại một sự kiến, chúng ta đang chắp nối các mẩu thông tin từ nhiều địa điểm, đặt chúng vào đó bằng những vòng phản hồi, cho dù có ý thức hay vô ý thức. Đây là cách chúng ta tạo nên nhận thức về hiện thực. Chúng ta xây dựng nó khi cần dùng đến.
Nhìn nhận điều này dưới góc độ xây dựng thương hiệu, chúng ta có thể thấy những khuyết điểm trong việc tạo nên một “câu chuyện thương hiệu”, một khái niệm tuyến tính chỉ có thể hiểu được một cách có ý thức nhờ vỏ não trước trán. Thay vào đó, chúng ta cần xây dựng trong tâm trí khách hàng của chúng ta một “căn phòng” dự trữ đầy đủ những nguyên liệu làm nên thương hiệu với chất lượng cao để họ có thể tiếp cận và nấu các bữa tiệc thịnh soạn, ở cả cấp độ có ý thức và vô thức.
Đây là lý do tại sao việc tập trung vào các chi tiết ở các cấp độ truyền thông lại vô cùng quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu. Tất cả đều được xử lý đưới dạng những mẩu thông tin ngoài kia dù có ý thức hay vô thức, đều sẵn sàng tập trung lại trong tâm trí của người tiếp nhận tại thời điểm nhận thức, cho dù là dưới dạng một tổng thể gắn kết và ấn tượng hay dưới dạng một mớ hỗn độn.
Những cái nhìn mới mẻ vào tâm trí chúng ta có thể là do những lời chỉ trích hiện tại mà ngành công nghiệp quảng cáo đang tự chuốc lấy do tập trung quá nhiều năm vào việc kể chuyện thương hiệu như một nguyên tắc cơ bản của truyền thông thương hiệu. Như David Berkowitz, Giám đốc Marketing của MRY, một công ty ở New York, viết trong số báo hiện tại của Advertising Age: “Hãy nghĩ về những thương hiệu bạn yêu thích: Apple, Tide, Gucci, Hyundai, hoặc bất kỳ thương hiệu nào bạn có thể nhận ra. Bạn có biết câu chuyện của họ không? Tôi vừa trả quá nhiều tiền để có được chiếc iPhone mới, nhưng tôi không thể kể cho bạn nghe câu chuyện của Apple.”
Tôi cũng không thể làm vậy, nhưng tôi có thể nói với bạn rằng Apple có một ý tưởng rất rõ ràng về ấn tượng họ muốn tạo ra và cách họ muốn được nhìn nhận, và họ đổ mồ hôi cho từng chi tiết trong mọi thứ họ làm trước khi trình bày chúng cho chúng ta.
Điều chúng ta học được từ các nhà lý luận học hàng đầu trong những môn học từ vật lý đến marketing cho chúng ta biết khi nói về truyền thông thương hiệu, chúng ta cần quan tâm hơn tới những vòng phản hồi cảm xúc chúng ta đang hình thành trong trí óc nhận thức nhạy bén của khách hàng, từ cách chúng ta thiết kế bao bì đến cách chúng ta viết chữ cho nhãn, từ cách chúng ta sử dụng truyền thông xã hội đến cách chúng ta chào đón khách hàng, từ màu sắc đến kiểu chữ chúng ta lựa chọn.
Tất cả đều có vai trò nhất định!
>> Các trường đại học xây dựng thế nào để thu hút sinh viên Quốc tế?
Theo BrandDance