Thời gian ngồi một ngày quyết định tuổi thọ của bạn: Ngồi càng lâu, tử thần càng sớm gõ cửa!

23/08/2023 15:37 PM | Sống

Một nghiên cứu của Đại học Queensland ở Úc cho thấy tác hại của việc ngồi trong một giờ tương đương với việc hút 2 điếu thuốc, có thể rút ngắn 22 phút tuổi thọ.

Tôi thường nghe người ta nói: "Nếu bạn không có thời gian để chăm sóc tốt cho cơ thể của mình, bạn sẽ có thời gian để bị bệnh." Khi còn trẻ, câu nói này với tôi chẳng khác nào "đàn gảy tai trâu", nhưng tới khi cơ thể thực sự kêu cứu, tôi mới cảm thấy vô cùng hối hận.

Con người chúng ta luôn cảm thấy cái gọi là bệnh tật xa vời với mình, mà ít khi để ý rằng, thói quen xấu chính là gốc rễ của bệnh tật.

Cũng giống như "ngồi lâu" – thói quen này từ lâu đã bị Tổ chức Y tế Thế giới liệt vào danh sách 10 thủ phạm gây tử vong và bệnh tật, mỗi năm có hơn 2 triệu người chết vì nó. Một bài báo trên tạp chí Circulation từng viết rằng cứ thêm một giờ ngồi xem TV sẽ làm tăng 11% khả năng tử vong.

Những nguy hiểm khi ngồi lâu chưa bao giờ hết đáng báo động.

Bạn ngồi bao nhiêu tiếng một ngày quyết định tuổi thọ của bạn: Bạn ngồi càng lâu, bạn càng gây ra nhiều thiệt hại cho

01. Ngồi lâu cho thoải mái là một lời nói dối

Nhiều người đã quen ngồi lâu, thậm chí còn cảm thấy đây là tư thế thoải mái nhất. Cho dù là công việc hàng ngày, học tập, xem phim, chơi trò chơi hay lái xe, cuộc sống ít vận động dường như đã trở thành thường thái.

Trên thực tế, ngồi lâu sẽ khiến mầm mống bệnh tật âm thầm bén rễ trong cơ thể. Cách đây một thời gian, Tiểu Đào, mới 24 tuổi (Trùng Khánh, Trung Quốc), được đưa đến bệnh viện vì tim đập nhanh đột ngột, sau khi vật lộn trong phòng chăm sóc đặc biệt, cuối cùng cô cũng được đưa trở lại phòng bệnh thường.

Khi tỉnh lại, cô chia sẻ, ban đầu cô cảm thấy đau chân, lên xuống cầu thang thì thở dốc, chỉ nghĩ là do công việc quá mệt mỏi và thường xuyên thức khuya. Nhưng không ngờ rằng sau hai tuần tình trạng này vẫn tiếp diễn, tim đập nhanh đột ngột bùng phát, càng nghĩ cô càng thấy sợ hãi.

Bác sĩ nói rằng thực ra cô bị thuyên tắc phổi cấp tính, tình trạng khi đó cũng khá nguy cấp.

Theo các bác sỹ thì đây cũng không phải là lần đầu tiên bệnh viện gặp tình trạng này. Ngồi yên trong một thời gian dài thực sự là một nguyên nhân rất quan trọng gây tắc mạch phổi. 

Trong cuộc sống, những trường hợp như này không phải là hiếm: Những lập trình viên ngồi vắt chéo chân làm việc trong thời gian dài dẫn đến cong vẹo cột sống: Có người bị bong gân mắt cá chân và luôn phải ngồi trong quá trình hồi phục, dẫn đến tắc mạch phổi, cuối cùng qua đời vì cấp cứu không kịp.

Có lẽ sẽ có nhiều người đặt câu hỏi, ngồi không phải là một cách nghỉ ngơi tốt hay sao?

Trong một bài diễn giảng trên TED với tiêu đề "Ngồi lâu có hại ra sao?", diễn giả có chỉ ra rằng ngồi một lúc là nghỉ ngơi, có thể giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng và phục hồi thể lực. Nhưng ngồi lâu hoàn toàn không phải là phương pháp nghỉ ngơi, thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một nghiên cứu của Đại học Queensland ở Úc cho thấy tác hại của việc ngồi trong một giờ tương đương với việc hút hai điếu thuốc, có thể rút ngắn 22 phút tuổi thọ.

Ngồi lâu không chỉ gây thuyên tắc phổi mà còn dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, tiểu đường, ung thư ruột kết…

Những căn bệnh hiểm nghèo mà chúng ta khiếp sợ thường do chính những thói quen nhỏ tưởng chừng như không có hại này gây ra.

Bạn ngồi bao nhiêu tiếng một ngày quyết định tuổi thọ của bạn: Bạn ngồi càng lâu, bạn càng gây ra nhiều thiệt hại cho

02. Cuộc khủng hoảng sức khỏe đằng sau cuộc sống ít vận động đang diễn ra

Nghiên cứu từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho thấy ngồi lâu làm tăng khả năng tử vong sớm: Những người ngồi hơn 6 giờ, ở nam giới, tỷ lệ tử vong tăng 18%; ở nữ giới, tỷ lệ tử vong tăng 37% so với những người ngồi dưới 3 giờ. Trong khi chúng ta ngồi yên, những thay đổi trong cơ thể cũng đang lặng lẽ diễn ra.

Giám đốc của Bệnh viện Đa khoa Đại học Y Thiên Tân từng chia sẻ rất chi tiết về điều này trong một cuộc phỏng vấn:

Ngay từ phút đầu tiên chúng ta ngồi xuống, những thay đổi đã bắt đầu, bắt đầu bằng việc giảm hoạt động cơ bắp của cơ thể và do đó giảm tiêu hao calo. Sau 30 phút, lưu lượng máu chậm lại do quá trình trao đổi chất chậm lại.

Những thay đổi này cũng làm giảm tốc độ sản xuất lipoprotein lipase, do đó làm tăng nguy cơ béo phì. Nếu bạn không thay đổi tư thế cứ sau một giờ làm việc, bất kể bạn có cảm thấy hay không, bạn cũng đã bị cứng cơ.

Không khó để giải thích tại sao một số người cảm thấy đau nhức khắp người sau khi tan sở.

Nếu bạn ngồi lâu trong suốt 2 tiếng đồng hồ, lưu thông máu ở chân sẽ trở nên kém hơn do ít hoạt động, các mầm mống cục máu đông nhỏ âm thầm xuất hiện bên trong cơ thể.

Sau 3 giờ, nó sẽ ảnh hưởng đến việc bơm máu của tim, nếu để lâu có thể gây ra hàng loạt bệnh tim mạch.

Bạn ngồi yên càng lâu, tác động lên cơ thể càng lớn và rộng hơn. Ngồi gần như cả ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Lâu dần, những thay đổi nhỏ này sẽ tạo thành căn bệnh hiểm nghèo mà ai ai cũng sợ hãi.

Cơ thể giống như một cỗ máy có kết cấu chính xác, chúng ta luôn nghĩ rằng công tắc nằm trong tim, như thể chỉ cần tim không ngừng hoạt động, nghĩa là cơ thể vẫn đang vận hành bình thường.

Trên thực tế, thời điểm chúng ta bắt đầu ngồi quá lâu cũng giống như việc chúng ta đang nhấn nút tạm dừng cho cơ thể. Bạn dừng càng lâu, bạn càng gây ra nhiều thiệt hại cho "cỗ máy cơ thể". Ngay cả khi bạn là học sinh tiểu học, nếu bạn ngồi yên trong một thời gian dài, cơ thể cũng vẫn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, hãy ngừng lấy tuổi trẻ ra làm cái cớ.

Trong nhiều trường hợp, sở dĩ chúng ta chưa phát hiện ra tác hại của việc ngồi lâu có lẽ là do hậu quả vẫn đang được chôn vùi, vẫn còn cơ hội khắc phục.

Bạn ngồi bao nhiêu tiếng một ngày quyết định tuổi thọ của bạn: Bạn ngồi càng lâu, bạn càng gây ra nhiều thiệt hại cho

03. Hãy đối xử với quãng thời gian còn lại của mình bằng các thói quen tốt

Ngồi trong thời gian dài dường như là một điều khó tránh khỏi với bất cứ ai dù là học sinh hay người đi làm. Vậy làm thế nào để giảm tác hại của việc ngồi lâu đối với cơ thể?

1. Duy trì tư thế ngồi lành mạnh, tránh bắt chéo chân

Vì không thể tránh được việc ngồi lâu, nên hãy bắt đầu thay đổi từ tư thế ngồi.

Điều chỉnh độ cao của bàn và ghế hợp lý để bạn có thể nâng cao đầu và ngực, giữ cho cột sống cổ luôn ở trạng thái thoải mái.

Bạn cũng có thể kết hợp tựa lưng hoặc đệm ghế để giảm áp lực lên thắt lưng và mông khi ngồi.

Ngoài ra, cố gắng tránh bắt chéo chân để giảm tác động lên cột sống, thỉnh thoảng bạn cũng có thể làm động tác đạp chân phanh để thúc đẩy tuần hoàn máu ở bắp chân.

2. Tích cực vận động trong khoảng thời gian làm việc và thay đổi trạng thái tiêu thụ năng lượng thấp

Tác hại sâu xa hơn của việc ngồi lâu là dẫn đến việc cơ thể tiêu hao ít năng lượng, trong giờ giải lao, chúng ta có thể làm một số việc để thay đổi trạng thái này.

Rèn luyện thói quen uống nước, bản thân việc bổ sung chất lỏng có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, đồng thời cũng có thể tăng tần suất đi vệ sinh, đứng dậy vận động nhiều hơn.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện theo quy tắc 50/10, cứ 50 phút làm việc thì đứng dậy nghỉ ngơi 10 phút, trong thời gian nghỉ ngơi có thể thực hiện một số động tác như cúi gập người, vận động vai cổ, gập duỗi cơ thể, xoay cá chân để cho phép toàn bộ cơ thể vận động.

Bạn có thể chọn đi ăn ở bên ngoài trong giờ nghỉ trưa, thậm chí nếu bạn gọi đồ ăn mang đi, bạn cũng có thể chọn leo cầu thang để lấy đồ ăn của mình.

3. Lên lịch trình hợp lý để ngăn ngừa các nguy cơ do ngồi lâu gây ra

Ngồi lâu khi làm việc là quá đủ cho một ngày, hãy vận động trong các khoảng thời gian nghỉ giải lao.

Thêm đi bộ và đạp xe vào lộ trình đi làm buổi sáng của bạn, hãy bắt đầu thật từ từ.

Sau khi tan sở, hãy sắp xếp thời gian cố định để sinh hoạt với gia đình, hoặc chơi cầu lông, chạy bộ, tránh lại ngồi lâu vào buổi tối.

Với khoảng thời gian dành cho gia đình vào cuối tuần, hãy chọn các hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt.

Khi ở một mình, bạn cũng có thể tập plank, yoga, v.v. để kéo giãn lưng.

Thay thế thói quen ngồi lâu bằng các phương pháp vận động sau giờ làm.

Những thói quen trông có vẻ nhỏ nhặt sẽ dần dần thay đổi cuộc sống và ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta theo cách mà bạn không ngờ tới.

Bạn ngồi bao nhiêu tiếng một ngày quyết định tuổi thọ của bạn: Bạn ngồi càng lâu, bạn càng gây ra nhiều thiệt hại cho

Hãy nhớ những gì Steve Jobs đã nói:

"Trong 30 năm đầu đời, bạn hình thành thói quen; trong 30 năm cuối đời, thói quen định hình con người bạn". Và những thói quen tốt có lợi cho sức khỏe này chắc chắn sẽ là điểm cộng lớn nhất cho nửa sau cuộc đời bạn.

Trong cuốn sách có tên "Chạy bỗ chưa lành", tác giả có chia sẻ rằng: "Cơ thể chúng ta không thích nghi với trạng thái ngồi quá lâu, dù ngồi hay đứng lâu, tất cả đều rất bất lợi cho sức khỏe."

Ngồi lâu có hại cho sức khỏe về mọi mặt. Đừng bao giờ đợi đến khi các bệnh do ngồi lâu xuất hiện mới hối hận. Khi còn trẻ, hãy sử dụng những thói quen tốt để tiết kiệm một gia tài có tên sức khỏe cho bản thân, đặt nó vào tương lai, để nó trở thành chỗ dựa lớn nhất của bạn. Bạn phải tin rằng bất cứ lúc nào trong cuộc sống, sức khỏe luôn luôn là điều quan trọng nhất.

Chúc bạn và tôi có thể tích lũy đủ vốn liếng sức khỏe để sống một cuộc sống thong dong khi về già!

Theo Diệu Đan

Cùng chuyên mục
XEM