Viễn thông - Đường đua khốc liệt

23/04/2015 14:36 PM |

Các công ty viễn thông trong nước đang phải cạnh tranh gay gắt với các công ty viễn thông nước ngoài tại Châu Âu, Mỹ, Nhật, và Trung Quốc. Ở mỗi mảng thị trường, các đối thủ đều có thế mạnh riêng, Vietnam Report cho biết.

Nội dung nổi bật:

- Mảng thị trường di động đang có sự cạnh tranh của 6 nhà cung cấp dịch vụ như VinaPhone, MobiFone, Viettel, EVN Telecom, SPT, HTC, qua đó thúc đẩy thị trường di động đạt mức tăng truonwgr nhanh. Trong đó, Viettel vẫn đứng đầu về thị phần thuê bao di động.

- Một trong những thách thức của các công ty viễn thông trong nước là các đối thủ cạnh tranh.


Tại sự kiện Lễ công bố Bảng xếp hạng FAST500 – Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2015, CTCP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cũng giới thiệu Báo cáo tăng trưởng Việt Nam 2015, tập hợp các phân tích chuyên sâu về cơ hội và thách thức tăng trưởng của 3 ngành kinh tế trọng điểm, gồm: Công nghệ viễn thông, Thực phẩm – Đồ uống, và Nông nghiệp.

Điện thoại di động: Viettel giữ ngôi đầu

Theo báo cáo, trong ngành viễn thông, mảng thị trường di động đang có sự cạnh tranh của 6 nhà cung cấp dịch vụ như VinaPhone, MobiFone, Viettel, EVN Telecom, SPT, HTC, qua đó thúc đẩy thị trường di động đạt mức tăng truonwgr nhanh.

Trong đó, Viettel vẫn đứng đầu về thị phần thuê bao di động.

Năm 2013, với thị phần 2G và 3G, Viettel chiếm tới 44,05%, trong khi MobiFone chỉ chiếm 21,4%, còn VinaPhone chiếm 19,88%.

Nếu tính riêng thị phần 3G, Viettel dẫn đầu với 34,73%, tiếp đến là MobiFone 33,19% và VinaPhone 29,71%.

Là nhà khai thác chủ đạo lĩnh vực cung cấp các dịch vụ mạng cố định, VNPT vẫn đang trong nỗ lực kích cầu trong bối cảnh nhu cầu về dịch vụ điện thoại cố định đang có chiều hướng giảm dần, dù giảm chậm do người tiêu dùng chuyển hướng sang sử dụng các dịch vụ di động và băng thông rộng.

Thách thức từ các đối thủ nước ngoài

Báo cáo cũng cho biết: Một trong những thách thức của các công ty viễn thông trong nước là các đối thủ cạnh tranh.

Các công ty nước ngoài được chia làm 3 phân mảng chính để đánh giá.

Thứ nhất là các công ty viễn thông đến từ các nước thuộc Châu Âu, Mỹ, Nhật – những nước có nền công nghiệp tiên tiến hiện đại bậc nhất trên thế giới.

Thứ hai là các công ty viễn thông thuộc các nước công nghiệp mới, thiết bị công nghệ đang ở trình độ phát triển.

Thứ ba là các công ty viễn thông thuộc Trung Quốc.

Mặc dù cạnh tranh trên thị trường khốc liệt, điều kiện kinh tế có những bước phục hồi nhưng còn khó khăn, ảnh hưởng từ OTT, năm 2014, những doanh nghiệp viễn thông vẫn duy trì được thị trường trong nước và hướng tới thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp đều tăng trưởng cả về doanh số, lợi nhuận, khoản nộp ngân sách...

Theo nhiều chuyên gia dự báo, ngành viễn thông năm 2015 sẽ tiếp tục chứng kiến cuộc cạnh tranh khốc liệt cũng như những xu hướng mới, buộc cơ quan quản lý và doanh nghiệp phải thích nghi để đáp ứng với nhu cầu thực tế.

“Trong giai đoạn vừa qua, do có sự cạnh tranh cao giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mà thị trường và khách hàng đã có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, đưa giá dịch vụ viễn thông di động, Internet băng thông rộng về mức tương đương và thấp hơn cá nước trong khu vực Đông Nam Á”, báo cáo cho biết.

“Đối với thị trường viễn thông, các cuộc đua về giá cước, cạnh tranh trong các sản phẩm dịch vụ gia tăng của các nhà mạng lớn đang diễn ra ngày càng gay gắt giữa các nhà cung cấp trong nước và với các nhà cung cấp nước ngoài”.

Báo cáo nhận định: Mức độ cạnh tranh trên thị trường viễn thông Việt Nam được dự báo còn khốc liệt hơn khi thị trường đã bước vào giai đoạn bão hòa, và trên thị trường xuất hiện thêm nhiều nhà cung cấp dịch vụ mới theo lột rình cam kết gia nhập WTO.

>> CEO Viettel Global: Chúng tôi sẽ trở thành một trong những nhà mạng dẫn đầu thế giới năm 2020

Bảo Bảo

Thanh Thủy

Cùng chuyên mục
XEM