Vì sao thảm họa hàng không lại 'ám' Đông Nam Á ?

05/01/2015 14:20 PM |

Thị trường hàng không khu vực này đang nổi lên với việc chớp cơ hội của hàng không giá rẻ, dẫn tới sự gia tăng các chuyến bay khắp Đông Nam Á, kéo căng cường độ làm việc của các đài kiểm soát không lưu.

Năm 2014 có thể xem là năm tang thương với ngành hàng không Đông Nam Á khi phải gánh chịu những bi kịch chưa từng thấy. Mặc dù tỷ lệ thiệt mạng bởi tai nạn máy bay chỉ khoảng 1 trên 11 triệu nhưng sự kiện 2 trong 3 chiếc máy bay Malaysia, chiếc thứ 3 là chi nhánh tại Indonesia của một hãng có trụ sở tại Malaysia gặp nạn và không ai sống sót khiến cả thế giới bàng hoàng.  Mới nhất là sự kiện chuyến bay của AirAsia với số hiệu QZ8501 trong hành trình từ Surabaya, Indonesia tới Singapore đã biến mất trên biển Java.

Xét trên phạm vi rộng, ba thảm họa hàng không Malaysia chỉ là vận đen ngẫu nhiên. Tuy nhiên, chúng cũng chỉ ra một số xu hướng đáng lo ngại khi dấy lên câu hỏi liệu bay trong những bán đảo khu vực Đông Nam Á có hoàn toàn an toàn. Thị trường hàng không khu vực này đang nổi lên với việc chớp cơ hội của hàng không giá rẻ, từ đó dẫn tới sự gia tăng các chuyến bay khắp Đông Nam Á, kéo căng cường độ làm việc của các đài kiểm soát không lưu và khả năng cho phép một số hãng hàng không mở rộng quá nhanh.

Theo tạp chí Businessweek, hàng không, đài kiểm soát không lưu và không phận Indonesia được biết đến với tiếng tăm khá tệ với những quy định an toàn hàng không khá yếu. Hãng AirAsia đã phản ứng với cuộc khủng hoảng này nhanh nhạy hơn nhiều so với hãng hàng không quốc gia Malaysia từng làm sau vụ mất tích của chuyến bay MH370 hồi cuối tháng 3. Nhưng chính những chính sách không rõ ràng của Malaysia, điều khá phổ biến tại khu vực Đông Nam Á có thể sẽ khiến cho việc tìm kiếm và hoạt động cứu hộ hay bất kỳ điều tra về lý do nguyên nhân các chuyến bay bị rơi trở nên khó khăn hơn mức cần thiết.

AirAsia hoạt động theo mô hình giá rẻ như Ryanair và Southwest Airlines của Mỹ, là hãng tiên phong trong lĩnh vực hàng không giá rẻ tại khu vực Đông Nam Á vốn bị chi phối bởi các hãng quốc gia cho đến khi bầu trời mở rộng trong thập kỷ qua. AirAsia là hãng đầu tiên cho phép tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh tại châu Á thỏa mãn niềm háo hức và việc kinh doanh bằng phương thức vận tải hàng không.

Mặc dù hàng không giá rẻ sẽ tính phí với thực phẩm, hành lý cho bất kỳ kích thước đáng kể nào, phí với việc chọn chỗ ngồi và các dịch vụ khác nhưng AirAsia cũng đã đạt được chỗ đứng vững chắc trong một số nhóm khách hàng. Ngay cả trong sự kiện chuyến bay QZ8501 mất tích, AirAsia đã tiếp tục thể hiện sự đáp ứng nhanh nhạy của mình. Thông qua website và các tổng đài khẩn cấp, hãng hàng không này đã cung cấp tới những gia đình thông tin cập nhật từng phút và dường như chính xác về chiếc máy bay và những nỗ lực tìm kiếm mới. Đây là hình ảnh tương phản sắc nét với Malaysia Airlines trước đây khi dường như không cung cấp được thông tin gì tới các gia đình hành khách sau nhiều ngày máy bay mất tích.

AirAsia đã mở rộng nhanh chóng tại Indonesia, quốc gia đông dân nhất ở Đông Nam Á cũng là một quần đảo nên việc di chuyển bằng hàng không giá rẻ là vô cùng hấp dẫn đối với tầng lớp trung lưu. Hãng hàng không giá rẻ có trụ sở tại Indonesia Lion Air trong năm 2013 cũng từng đặt tới 234 chiếc máy bay Airbus mới và gần đây nhất cũng vừa thực hiện 1 đơn hàng thêm 40 máy bay. Những hãng hàng không giá rẻ khác như Citilink, Tiger Airways, Valuair,… cũng đã xây dựng được mạng lưới tuyến bay của mình khắp các đảo tại Indonesia.

Nhưng trong khi mật độ vận tải hàng không phát triển khá nhanh tại khu vực và AirAsia có lịch sử an toàn tuyệt đối, thì việc gia tăng các chuyến bay giá rẻ có thể dẫn đến việc chúng đang được điều hành bởi những nhân viên với kinh nghiệm đã cũ. Không phận khu vực Đông Nam Á vẫn còn có những ngọn núi, thời tiết phức tạp, và những con đường tiếp cận khó khăn như trước nhưng mật độ di chuyển ngày càng dày đặc. Phi công trên chuyến bay AirAsia đã có khoảng 6.000 giờ kinh nghiệm bay với máy bay Airbus từng điều khiển nhưng hiện vẫn không rõ liệu ông có kinh nghiệm bay tại 34.000 feet (khoảng 10.363m) hoặc cao hơn hay không. Đây là độ cao mà phi công này đã cố gắng dẫn máy bay tránh khỏi thời tiết xấu.

Khi máy bay càng lên cao sẽ càng khó khăn trong việc điều hướng khi gặp những tình huống khó khăn như đóng băng hơi nước hay sự xuất hiện của các tinh thể băng nhỏ. Một số hãng hàng không giá rẻ dường như đặc biệt cố gắng tìm những nhân viên có chất lượng và bị cáo buộc ép phi công, phi hành đoàn của mình làm việc quá nhiều giờ để thực hiện được nhiều chuyến bay. Hãng hàng không Indonesia Lion Air đã từng có ít nhất 3 phi công bị bắt vì sử dụng thuốc methamphetamine kể từ năm 2011; đây là một chất kích thích được sử dụng giúp tỉnh táo và hoạt bát.

Việc gia tăng các chuyến bay dường như đặc biệt trở thành gánh nặng lên các nhân viên kiểm soát không lưu, phi công và thợ cơ khí hàng không tại Indonesia. Đất nước này vốn được biết đến với việc quản lý không chặt chẽ với những chuyến bay trên bầu trời và sắp hạ cánh cũng như những việc giảm sát lỏng lẻ các hãng hàng không trong việc bảo trì máy bay. Việc chi trả cho nhân viên không lưu, thợ cơ khí và những nhà quản lý ngành hàng không tại đây vẫn thấp so với tiêu chuẩn khu vực và việc hối lộ là căn bệnh nội tại ở tất cả các cấp quản lý Indonesia, đất nước nằm trong danh sách tham nhũng nhiều nhất ở khu vực Đông Á của tổ chức minh bạch quốc tế Transparency International. Trong khi việc gia tăng các chuyến bay qua không phận đã khiến nước này được yêu cầu có thêm nhiều nhân viên không lưu, thợ cơ khí và phi công, và Indonesia là đất nước có đủ khả năng cung cấp những người được đào tạo để lấp đầy những vị trí này.

>> Xử lý khủng hoảng truyền thông giỏi như ông chủ AirAsia

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM